Nhiều SV vẫn thờ ơ với BHYT: Nỗi lo hiện hữu

05/06/2017 11:39 AM


Những năm qua, việc triển khai chính sách BHYT HSSV được các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội quan tâm, tích cực vào cuộc. Kết quả đã có nhiều trường đạt tỉ lệ 100% SV tham gia. Tuy nhiên, cũng còn không ít em chưa nhận thức đúng đắn về chính sách này nên chưa tham gia.

Những năm qua, việc triển khai chính sách BHYT HSSV được các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội quan tâm, tích cực vào cuộc. Kết quả đã có nhiều trường đạt tỉ lệ 100% SV tham gia. Tuy nhiên, cũng còn không ít em chưa nhận thức đúng đắn về chính sách này nên chưa tham gia.

Điểm tựa cho những SV xa nhà

Em Trần Thị Thanh, SV lớp K57 (Khoa Môi trường, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) bị tai nạn gãy chân khi tham gia giao thông. do đã tham gia BHYT, nên trong suốt quá trình điều trị, Thanh được hỗ trợ tới 80% chi phí điều trị. Thanh chia sẻ: “Em cảm thấy rất may mắn khi tham gia BHYT, bởi BHYT thực sự đã giúp đỡ cho bản thân và gia đình mình rất nhiều về chi phí phẫu thuật và viện phí. Đây là sự hỗ trợ rất kịp thời giúp em vượt qua được khó khăn, mà nếu không có nó thì không biết gia đình em phải xoay sở ra sao?...”.

Còn em Phạm Thị Phương, SV lớp K58 (Khoa Địa chất, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên- ĐHQG Hà Nội) cũng không may bị tai nạn giao thông ở Nam Định dẫn đến đa chấn thương nặng (vỡ sọ, gãy xương sườn, gãy tay) và được chuyển lên Hà Nội cấp cứu. Do phải cấy lại mảnh sọ bị vỡ, nên mấy ngày đầu, chi phí điều trị cho em rất lớn (gần 20 triệu đồng/ngày). Tuy nhiên, nhờ có BHYT nên Phương đã được hỗ trợ phần lớn chi phí điều trị. “Nếu không có BHYT, gia đình sẽ không có đủ tiền để chữa chạy cho em. Em cảm thấy BHYT thực sự rất hữu ích đối với những trường hợp không may xảy ra tai nạn như mình”- Phương xúc động chia sẻ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong thời gian qua, Hội SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên đã có nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của các em SV về BHYT, qua đó giúp các em tích cực tham gia để tự bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ cho chính mình cũng như gia đình. Theo đó, trong Tuần lễ “Sinh hoạt công dân đầu khóa” cũng như trong các đợt nhập học của SV khóa mới, Hội SV đã hỗ trợ các phòng, ban chức năng của trường tổ chức giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT; đồng thời hỗ trợ các em đăng ký tham gia BHYT. Sau đó, các em SV khóa mới còn được nhà trường tổ chức khám sức khỏe để phát hiện sớm các bệnh tật (nếu có), từ đó hướng dẫn các em điều trị bệnh. Bên cạnh đó, Hội SV còn là đầu mối giúp giải đáp các thắc mắc của SV về BHYT.

Chủ tịch Hội SV Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, chị Nguyễn Tú Linh cho biết: “Việc tham gia BHYT đối với SV vô cùng cần thiết, vì nó giúp SV tránh những khó khăn về kinh tế nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật. Chi phí KCB là mối lo, là gánh nặng rất lớn đối với nhiều SV, nhất là một số bạn SV ngoại tỉnh, phải sống xa gia đình. Do vậy, tấm thẻ BHYT sẽ giúp các bạn SV yên tâm để học tập…”.

Vẫn còn nhận thức lệch lạc…

Chính sách BHYT đã được nhiều SV đón nhận bởi những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Tuy nhiên thực tế vẫn còn không ít SV lơ là với chính sách này, dẫn đến tỉ lệ SV tham gia BHYT tại một số trường vẫn còn thấp.

Khi được hỏi lý do không tham gia BHYT, em Nguyễn Thanh Hà (SV năm 2, Khoa May, ĐH Công Nghiệp Hà Nội) trả lời tỉnh queo : “Em không tham gia BHYT là vì ít khi ốm đau. Nếu có bệnh thì em ra phòng khám tư để khám…”.

Phạm Mạnh Quân- SV ĐH Điện Lực cũng cho biết: “Năm đầu em có mua BHYT, nhưng khi đi khám, thái độ của bác sĩ có vẻ không thích. Sau khi khám xong, về uống hết thuốc mà vẫn không khỏe, nên sau đó em không tham gia BHYT nữa”.

Nguyễn Ái Phương, SV ĐH Mỏ- Địa chất có suy nghĩ: “BHYT chỉ giúp ích đối với các bệnh nặng, khi cần làm nhiều các chỉ định như: chiếu chụp, làm xét nghiệm hay nhập viện, còn nếu chỉ bệnh nhẹ, chỉ dùng thuốc về uống thì bỏ tiền mua còn tiện, nhanh hơn”…

Thực tế, những SV còn nhận thức về bản chất, mục đích, ý nghĩa của chính sách BHYT như Hà, Quân, Ái Phương… không phải ít. Một số em do điều kiện kinh tế gia đình dư dả cũng thờ ơ với chính sách BHYT. Bên cạnh đó, không ít em gia cảnh bình thường, nhưng cũng tỏ ý “không thích BHYT”- trong khi thực chất các em chưa nắm được bản chất, quyền lợi sát sườn mà BHYT mang lại. Thậm chí, có em cũng chỉ “nghe phong thanh” từ bạn bè rồi cho rằng BHYT gây phiền hà, mà không biết được rằng chính sách BHYT đã từng là cứu cánh, là điểm tựa cho rất nhiều người, giúp nhiều người thoát cơn bĩ cực.

Ông Nguyễn Đức Thanh- Phòng Công tác HS-SV (ĐH Công Nghiệp Hà Nội) cho biết, khi thăm dò ý kiến, nhiều SV cho biết rất ngại đi khám BHYT vì sợ thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian, thái độ phục vụ của nhân viên không tận tâm, chất lượng KCB không cao... Chính vì vậy, Phòng Công tác HSSV luôn phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục giúp các em có nhận thức đúng đắn về chính sách BHYT; đặc biệt là giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm không chỉ với bản thân, mà còn với cộng đồng.

HSSV là đối tượng đông đảo, chiếm gần 20% dân số cả nước. Việc thực hiện thành công chính sách BHYT HSSV có ý nghĩa rất lớn trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Do đó, rất cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo. Việc thực hiện tốt chính sách này không chỉ giúp chăm sóc sức khỏe ban đầu, mà còn đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 nhu cầu KCB nếu các em chẳng may gặp phải rủi ro trong cuộc sống. Đặc biệt, với đại đa số SV là người xa gia đình, việc tham gia BHYT chính là tạo điểm tựa tinh thần vững chắc cho bản thân các em; đồng thời cũng giúp cho gia đình các em thêm yên tâm, góp phần đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 an sinh xã hội.

Nguồn tin: http://baobaohiemxahoi.vn