Đổi mới theo hướng hiện đại

01/02/2020 02:15 PM


      Năm 2019 là năm đầu tiên Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CCVC trong Ngành bằng hình thức trực tuyến (E-learning). Đây là phương pháp đào tạo được coi là xu thế tất yếu trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhất là người học có thể chủ động sắp xếp công việc để tham gia lớp học…

        Bắt kịp xu thế 4.0

       Trong những năm qua, ngành BHXH không ngừng phát triển, đạt được những kết quả to lớn trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, góp phần đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 an sinh xã hội.

       Để đạt được những thành tựu đó, BHXH Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao trình độ, đạo đức công vụ và thực hiện chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính thụ động sang phục vụ chủ động của đội ngũ CCVC. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tập huấn nghiệp vụ khai thác dữ liệu điện tử do Trung tâm CNTT và BHXH Hà Nội phối hợp tổ chức

       Trong xu thế phát triển cách mạng công nghiệp 4.0, yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cũng phải luôn đổi mới, sáng tạo. Sớm nắm bắt xu hướng trên, năm 2019, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH đã tổ chức cho các lớp bồi dưỡng cho viên chức mới vào Ngành bằng hình thức E-learning, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đặc biệt là người học có thể chủ động thu xếp công việc để tham gia lớp học.

       Ông Nguyễn Ngọc Toan- Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, cho biết, đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng mới, đòi hỏi cán bộ, giảng viên phải có chiều sâu về nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cũng như công tác quản lý loại hình bồi dưỡng này. Nội dung học có thể chuyển tải qua website, đĩa CD, video, audio, thông qua máy tính hay tivi nối mạng internet; người dạy và học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…

       Theo ông Toan, trên thực tế, E-Learning đã và đang trở thành xu thế dạy- học tất yếu, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Đối với ngành BHXH, đây là hình thức đào tạo hết sức quan trọng và phù hợp. Bởi lẽ, ngành BHXH là đơn vị có khối lượng công việc cực kỳ lớn, các CCVC của Ngành phải làm việc liên tục. Nếu tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức E-Learning sẽ giảm được tối đa thời gian, chi phí di chuyển tới địa điểm học tập trung. Học viên cũng có thể sắp xếp thời gian học một cách hợp lý để không ảnh hưởng tới công việc được giao.

       Tuy nhiên, ông Toan cũng chỉ rõ, bên cạnh những lợi ích, mô hình E-Learning đặt ra những thách thức không nhỏ. Bởi đây là lĩnh vực mới, năm 2019, Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH mới tổ chức theo hình thức này nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Ngành cũng như sự quyết tâm của tập thể CCVC, Trường đã tổ chức được 51 lớp với 4.586 học viên, trong đó đào tạo, bồi dưỡng bằng E-Learning cho 2.308 học viên.

        Nâng cao chất lượng đào tạo

      Đối với ngành BHXH, để thực hiện mục tiêu “BHXH, BHYT toàn dân”, lãnh đạo BHXH Việt Nam yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày một cao. Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ CCVC chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ năng lực, đòi hỏi Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH phải không ngừng nỗ lực.

Một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH và ILO tổ chức

        Hiện Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH đã từng bước thay đổi về quan niệm, tư duy trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng- coi đó là yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện theo sát sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, để nhanh chóng bắt nhịp và hội nhập với công tác đào tạo, bồi dưỡng trong nước và quốc tế, trường đã liên kết, hợp tác với một số trường ĐH, học viện uy tín trong nước; các giáo sư, chuyên gia đầu ngành lĩnh vực BHXH, BHYT để trao đổi kinh nghiệm, biên soạn giáo trình đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 chất lượng. Cùng với đó, cơ sở vật chất cũng được đầu tư, với hệ thống phòng học lý thuyết, phòng học tin học, phòng học liệu, phòng kỹ thuật thu hình hiện đại và đồng bộ…

       Đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường luôn trăn trở tìm ra nhiều giải pháp để xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đạt chuẩn, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực, trình độ, phương pháp sư phạm, hiểu biết chế độ, chính sách, yêu ngành, yêu nghề… Để giải quyết bài toán này, trường thường xuyên tổ chức tập giảng, thao giảng nhằm nâng cao trình độ và kỹ năng cho giảng viên. Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng người học, cắt giảm khối kiến thức lý thuyết cơ bản, cụ thể hóa những kiến thức nghiệp vụ bằng tình huống thực tế, tăng thời lượng thực hành kỹ năng, xử lý tình huống, nhất là nâng cao khả năng tương tác giữa giảng viên và học viên.

      Thời gian tới, trường sẽ bổ sung thời lượng học trực tuyến, cắt giảm khối kiến thức lý thuyết cơ bản, cụ thể hóa những kiến thức nghiệp vụ bằng tình huống thực tế, tăng thời lượng thực hành kỹ năng và xử lý tình huống, nâng cao khả năng tương tác giữa giảng viên và học viên. Bên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; triển khai thêm các hình thức học từ xa, học qua mạng internet; mở rộng liên kết với các trường khác trong cả nước… Ngoài ra, đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Đề án “Ứng dụng CNTT trong đào tạo, tập huấn trực tuyến tại BHXH Việt Nam” và Dự án “Xây dựng studio ghi âm, ghi hình cho hệ thống đào tạo trực tuyến”./.

 

Ngọc Trăm sưu tầm