Chế độ TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất , BHXH một lần , giám định sức khỏe.

25/07/2014 12:49 AM


Chế độ TNLĐ, BNN, hưu trí, tử tuất , BHXH một lần , giám định sức khỏe.

1. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:

- Người lao động bị tai nạn lao động (TNLĐ) với mức suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% được hưởng trợ cấp tai nạn lao động 1 lần (01 bộ).

- Người lao động bị TNLĐ với mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng (02 bộ).

a. Sổ BHXH.

b. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB) .

c. Biên bản điều tra tai nạn lao động;

d. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)sau khi đã điều trị thương tật ổn định (với trường hợp điều trị nội trú).

đ. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

e. Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông. Trường hợp không có biên bản tai nạn giao thông thì được thay thế bằng “bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông”.

h. Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là TNLĐ thì ngoài các giấy tờ trên có thêm bản sao hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú (bản sao có chứng thực).

2. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:

- Người lao động bị BNN với mức suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30% được hưởng trợ cấp BNN 1 lần (Hồ sơ 01 bộ).

 - Người lao động bị BNN với mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp BNN hàng tháng (Hồ sơ 02 bộ).

a. Sổ BHXH.

b. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ BNN của người sử dụng lao động (Mẫu số 05A-HSB) .

c. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời gian quy định do cơ quan có thẩm quyền lập (bản sao có chứng thực). Trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao biên bản;

Kết quả xác định môi trường lao động có giá trị trong 24 tháng kể từ ngày biên bản được ký (Thông tư 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 Bộ Y tế);

d. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) đối với trường hợp điều trị nội trú sau khi đã điều trị BNN ổn định. Trường hợp không điều trị nội trú là giấy khám BNN hoặc phiếu hội chẩn BNN (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

đ. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

3. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát: (Hồ sơ 02 bộ)

a. Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý.

b. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật cũ tái phát đối với trường hợp điều trị nội trú. Trường hợp không điều trị nội trú là giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật tái phát (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

c. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật cũ tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.

4. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động: (Hồ sơ 02 bộ)

a. Hồ sơ đã hưởng trợ cấp TNLĐ hoặc BNN do cơ quan BHXH tỉnh quản lý.

b. Hồ sơ TNLĐ hoặc hồ sơ BNN của lần bị TNLĐ, BNN nhưng chưa được giám định như quy định tại điểm 1 hoặc điểm 2 nêu trên.

                c. Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

5. Hồ sơ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (Hồ sơ 01 bộ)

a. Hồ sơ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do cơ quan BHXH quản lý.

b. Chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành LĐTB & XH hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN. Đối với trường hợp có chỉ định lắp mắt giả thì có thêm chứng từ lắp mắt giả (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

c. Vé tàu, xe đi và về (nếu có).

6.  Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí:

6.1. Hồ sơ hưởng hưu đối với người đang đóng BHXH bắt buộc: (Hồ sơ 02 bộ)

a. Sổ BHXH.

b. Quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí của người SDLĐ (bản chính).

c. Trường hợp hưởng hưu trí theo Điều 51 Luật BHXH thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).

Trường hợp hưởng chế độ hưu trí theo khoản 4, Điều 26 Nghị định số 152/2007/NĐ-CP thì có thêm giấy chứng nhận nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

Trường hợp giải quyết hưởng chế độ hưu theo Quyết định 1749/QĐ-TTg hoặc theo Nghị định số 67/2010/NĐ-CP thì ngoài hồ sơ theo quy định còn có thêm 01 bản sao danh sách nghỉ hưu trước tuổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt (danh sách sử dụng chung cho một đợt giải quyết).

Đối với cán bộ thuộc đối tượng quy định tại Hướng dẫn số 40-HD/BTCTW thì hồ sơ không cần có thêm danh sách phê duyệt và không phải xác nhận vào quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu.  

6.2. Hồ sơ hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc và người tự đóng tiếp BHXH bắt buộc: (Hồ sơ 02 bộ)

a. Sổ BHXH.

b. Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (Mẫu số 12-HSB) hoặc giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động nghỉ việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời.

c. Đối với người chấp hành xong hình phạt tù (trường hợp không hưởng án treo) thì có thêm giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao có chứng thực).

d. Trường hợp hưởng chế độ hưu trí theo Điều 51 Luật BHXH thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định Y khoa cấp.

6.3.  Hồ sơ hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người xuất cảnh trở về nước định cư hợp pháp, người được tòa án tuyên bố mất tích trở về: (Hồ sơ 01 bộ)

a. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (Mẫu số 13-HSB) .

b. Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù hoặc quyết định trở về nước định cư hợp pháp hoặc quyết định của tòa án tuyên bố mất tích trở về (bản sao có chứng thực);

c. Hồ sơ hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý.

7.  Hồ sơ giải quyết di chuyển đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đến hưởng tỉnh khác: (Hồ sơ 01 bộ)

7.1. Di chuyển đến tỉnh khác:

a. Đơn đề nghị gửi BHXH tỉnh nơi đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (Mẫu số 16-HSB).

b. Hồ sơ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý.

c. Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH (Mẫu C77-HD) kèm theo bảng kê hồ sơ (Mẫu số 17-HSB).

7.2.  Di chuyển trong tỉnh:

a. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (Mẫu số 16-HSB).

b. Danh sách báo giảm lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (Mẫu số 09b-CBH).

8. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tử tuất:

8.1. Hồ sơ hưởng tuất hàng tháng: (Hồ sơ 02 bộ).

a. Sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 lưu thời gian đóng BHXH, và người chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH tỉnh quản lý

b. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao có chứng thực).

c. Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB) .

d. Trường hợp chết do TNLĐ thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ; Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì kèm theo biên bản tai nạn giao thông, trường hợp không có biên bản tai nạn giao thông được thay thế bằng “bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông”.  

                Trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp thì có thêm bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp;

                Trường hợp con từ đủ 15 đến 18 tuổi còn đi học thì có thêm giấy chứng nhận của nhà trường nơi đang học;

                Trường hợp thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định Y khoa;

8.2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất một lần: (Hồ sơ 01 bộ).

a. Sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 lưu thời gian đóng BHXH và người chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH tỉnh quản lý.

b. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao có chứng thực).

c. Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB) .

d. Trường hợp chết do TNLĐ thì có thêm biên bản điều tra TNLĐ. Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì kèm theo bản sao biên bản tai nạn giao thông.

Trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp thì có thêm bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp.

8.3. Hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng: (Hồ sơ 02 bộ)

Thực hiện đối với người tham gia BHXH dưới 3 tháng, cán bộ xã hưởng hưu trí hàng tháng, người hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg của Chính phủ.

a. Sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 lưu thời gian đóng BHXH và người chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.

Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH tỉnh quản lý.

b. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao có chứng thực).

c. Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB) .

9. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHXH một lần: (Hồ sơ 01 bộ)

9.1. Người lao động đủ tuổi hưởng hưu, nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

a. Sổ BHXH.

b. Quyết định nghỉ việc, hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động hết hạn.

9.2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

a. Sổ BHXH.

b. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa

9.3. Người lao động ra nước ngoài để định cư:

a. Sổ BHXH.

b. Bản dịch tiếng Việt được công chứng của bản sao bản thị thực nhập cảnh được lưu trú dài hạn hoặc thẻ thường trú hoặc giấy xác nhận lưu trú dài hạn do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp.

9.4. Người lao động sau một năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH:

a. Sổ BHXH.

b. Đơn đền nghị hưởng chế độ BHXH một lần (Mẫu số 14-HSB).

9.5. Người đang tham gia BHXH tự nguyện (kể cả bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 lưu thời gian đóng BHXH):

a. Sổ BHXH.

b. Đơn đề nghị hưởng chế độ BHXH một lần (Mẫu số 14-HSB).

Ghi chú: Đối với người chấp hành xong hình phạt tù trong trường hợp không được hưởng án treo thì có thêm giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù (bản sao).

10. Hồ sơ giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động:

Theo quy định của luật BHXH chỉ giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động khi: Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi có đủ 20 năm công tác (một năm tính đủ 12 tháng). Đối với người có đủ 15 năm làm nghề đặc biệt  nặng nhọc, độc hại theo quy định của Bộ Y tế, hoặc nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì không căn cứ tuổi đời;

Trường hợp đã nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có yêu cầu giám định mức suy giảm khả năng lao động để nhận trợ cấp BHXH thì được BHXH giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động.

10.1.  Giám định để thực hiện hưu trước tuổi: (Hồ sơ 01 bộ)

a. Giấy đề nghị giám định có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (phụ lục số 2).

b. Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định (Phụ lục số 3).

c. Sổ BHXH đã được chốt (xuất trình để kiểm tra).

Lưu ý: Không yêu cầu người lao động cung cấp hồ sơ điều trị như giấy ra viện, bệnh án…

10.2 . Giám định để thực hiện chế độ tử tuất: (Hồ sơ 01 bộ)

a. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2).

10.3. Giám định lại đối với trường hợp thương tật, bệnh nghề nghiệp tái phát: (Hồ sơ 01 bộ).

a. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2)

b. Các giấy tờ điều trị thương tật tái phát: Giấy ra viện đối với điều trị nội trú hoặc các  giấy tờ về khám điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao).

c. Biên bản giám định y khoa các lần giám định trước (bản sao).

Khi đến giám định người lao động phải xuất trình bản gốc các loại giấy tờ quy định ở các tiết  b, c để Hội đồng Giám định y khoa đối chiếu.

10.4. Giám định bệnh nghề nghiệp tái phát:(Hồ sơ 01 bộ). 

a. Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2).

b. Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định.

c. Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện đối với điều trị nội trú hoặc giấy tờ về khám điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao).

d. Biên bản giám định y khoa của các lần giám định trước (bản sao).

Khi đến giám định người lao động phải xuất trình bản gốc các loại giấy tờ quy định ở các tiết  c, d để Hội đồng Giám định y khoa đối chiếu.

10.5. Hồ sơ giám định tổng hợp: (Hồ sơ 01 bộ)

(1). Giấy đề nghị giám định (Phụ lục số 2).

(2). Bản gốc biên bản giám định y khoa các lần giám định trước (đối với các trường hợp đã khám giám định).

(3). Những trường hợp khám giám định tổng hợp do tai nạn lao động lần đầu, hồ sơ quy định như hồ sơ giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động:

a. Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động (Phụ lục số 1).

b. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định. Trường hợp tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông.

c. Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi bệnh nhân điều trị cấp (bản sao).

d. Giấy ra viện hoặc các giấy tờ về khám điều trị thương tật do tai nạn lao động đối với trường hợp không nằm điều trị nội trú (bản sao).

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại các tiết b, c, d (để đối chiếu).

(4). Trường hợp giám định tổng hợp do bệnh nghề nghiệp lần đầu hồ sơ như quy định đối với hồ sơ giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp.