Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật về ma túy
03/05/2017 12:00 AM
Hiện tại bài viết chưa được cập nhật nội dung Âm thanh. Xin cảm ơn.
Đó là một trong những giải pháp mà Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đề cập tại phiên trả lời chất vấn trực tiếp, trong phiên họp thứ 9 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề tổ chức cai nghiện cho những người nghiện ma túy.
Trả lời chất vấn của Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành về tình trạng người cai nghiện đập phá, trốn cơ sở cai nghiện, đề nghị Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết nguyên nhân và giải pháp khắc phục; Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện cả nước có hơn 210.000 người nghiện ma túy. Đây là số có hồ sơ quản lý. Gần đây xuất hiện nhiều loại ma túy rất khác biệt, tính chất rất phức tạp. Đặc biệt, ma túy đá rất dễ dẫn đến hành vi tâm thần, rối loạn hành vi, tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Cả nước có khoảng 60.000 người đang cai nghiện tự nguyện trong các cơ sở và 17.000 người cai nghiện bắt buộc. Hiện tượng trốn cơ sở cai nghiện, thậm chí là đập phá cơ sở cai nghiện xảy ra ở một số nơi. Theo Bộ trưởng, phải đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện là việc không mong muốn. Nhiều người phải đi cai nghiện bắt buộc là do trước đó đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng nhưng không thành công. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thừa nhận có tình trạng không chấp hành nghiêm pháp luật. Nhiều địa phương lấy lý do làm trong sạch địa bàn đã tìm mọi cách đưa tất cả người sử dụng ma túy vào cơ sở cai nghiện, không phân biệt giữa người nghiện, người sử dụng và người lạm dụng ma túy. Trong khi đó, nhiều cơ sở cai nghiện quá tải nghiêm trọng. Có cơ sở chỉ đủ điều kiện cho 600 người nhưng có tới 1.400 người vào cai nghiện. Cơ sở vật chất thiếu đầu tư, có nơi sử dụng cơ sở từ trước năm 1975. Tại các cơ sở cai nghiện có tới 35-45% người cai nghiện đã có tiền án, tiền sự, tâm lý rất dễ bị kích động. Bên cạnh đó, cũng chưa có chế tài đối với những người trốn trại, đập phá để ra ngoài. Vẫn theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, các địa phương chưa thực sự quan tâm đến nhân lực, vật lực cho công tác cai nghiện. Vừa qua sau sự cố học viên đập phá, gây rối ở cơ sở cai nghiện, tỉnh Đồng Nai đã cho phép tuyển thêm 20 cán bộ, nhân viên để bổ sung cho cơ sở. “Nhưng lương nhân viên làm việc ở cơ sở cai nghiện chỉ có 2 triệu đồng/tháng. Tuyển người vào rất khó, nhiều người không muốn làm việc ở nơi có nhiều rủi ro. Trong khi đó, cán bộ, nhân viên thì không có công cụ hỗ trợ, bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ gì cả” - Bộ trưởng than phiền. Theo quy định, lực lượng công an chỉ lo vấn đề trật tự bên ngoài cơ sở cai nghiện, còn từ cổng trở vào, khu vực chứa nhiều rủi ro như vậy lại giao hoàn toàn cho ngành lao động, thương binh, xã hội là ngành dân sự. Trình bày về giải pháp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng trước hết cần phải nhận thức sâu sắc hơn về các loại tội phạm ma túy và hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra, cả hệ thống chính trị cùng toàn dân đấu tranh quyết liệt hơn với các loại tội phạm ma túy. Thứ hai, tập trung thực hiện 3 giảm là giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma túy. Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách, nhất là sửa đổi Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu chưa sửa đổi được thì chúng tôi đề nghị Quốc hội ra nghị quyết để giải quyết một số vấn đề vướng mắc. Thứ tư là cung cấp đầy đủ cơ sở, vật chất, thiết bị cho công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 quyền tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cho người nghiện ma túy. Thứ năm, tăng cường công tác cán bộ, làm rõ trách nhiệm từng cấp, từng ngành trong quản lý các cơ sở cai nghiện. Thứ sáu, đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật về ma túy, tác hại của ma túy, các biện pháp điều trị nghiện ma túy. Thứ bảy, tiếp cận các phương pháp cai nghiện mới, mở rộng mạng lưới tư vấn và điều trị cho từng người nghiện ngay tại cộng đồng.
Nguồn tin BHXH Việt Nam
Chuyên mục số 10 năm 2019
Chuyên mục số 13 năm 2019
Chuyên mục số 12 năm 2019