Xây dựng nền tảng, tạo đà phát triển vững chắc

29/01/2020 10:41 AM


Qua năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Cải cách chính sách BHXH, công tác tổ chức thực hiện BHXH, BHYT nói chung và công tác thu, phát triển đối tượng có được nguồn động lực mới, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Tạp chí BHXH xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Dương Văn Hào, Trưởng ban Thu, BHXH Việt Nam.

(Ảnh minh họa)

Sự vào cuộc đồng bộ

Nghị quyết 28-NQ/TW quán triệt mục tiêu đến năm 2021 phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHTN; Như vậy, chỉ còn một khoảng thời gian ngắn để đạt được các mục tiêu đến năm 2021 và những kết quả của năm 2019 – năm đầu tiên triển khai Nghị quyết, sẽ đóng vai trò bản lề, tạo tiền đề cho các năm tiếp theo. Với tinh thần đó, quá trình triển khai Nghị quyết 28 được Chính phủ, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc, đồng bộ. Bên cạnh những kết quả bước đầu trong lộ trình xây dựng, sửa đổi chính sách mang tính vĩ mô, tại các địa phương, sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền với phát triển BHXH, BHYT được thể hiện rõ nét hơn. Với sự tham mưu của cơ quan BHXH, hầu hết các Thành, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng Chương trình hành động, Kế hoạch thực hiện, trong đó xác định rõ các chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng số người tham gia BHXH theo từng năm; phân công rõ nhiệm vụ của các Sở, ngành và cấp ủy, chính quyền từ cơ sở. Kết quả, công tác phát triển mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT đạt được những kết quả khả quan.

Ước đến hết 31/12/2019, số người tham gia BHXH là trên 15,7 triệu người, tăng 993 nghìn người (6,7%) so với năm 2018; đạt tỷ lệ khoảng 32,2% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là trên 15,18 triệu người, tăng 718 nghìn người (05%) so với năm 2018. Số người tham gia BHTN là trên 13,34 triệu người, tăng 679 nghìn người (5,4%) so với năm 2018; đạt tỷ lệ khoảng 27,3% so với lực lượng lao động trong độ tuổi. Số tham gia BHYT tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng, hiện có 85,6 triệu người tham gia, tăng thêm hơn 02 triệu người (2,5%) so với năm 2018; đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 90%, vượt chỉ tiêu về độ bao phủ tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 0,9%. Đặc biệt, số tham gia BHXH tự nguyện tăng gần gấp đôi so với năm trước, đạt khoảng 551.000 người, bằng 117,2% so với kế hoạch Chính phủ giao, tăng 275 nghìn người (99,3%) so với năm 2018. Bước qua năm thứ hai thực hiện quy định hỗ trợ tham gia BHXH tự nguyện là một thuận lợi. Dù vậy, cần nhấn mạnh đây là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực trong công tác truyền thông, vận động trong năm 2019, được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp truyền thông đa dạng, đẩy mạnh theo hướng tiếp cận trực tiếp đến người dân nhiều hơn, hiệu quả được thấy rõ qua số tăng trưởng tham gia BHXH tự nguyện cho đến nay. Đạt được kết quả trên do ngay từ đầu năm 2019, BHXH Việt Nam đã phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tiếp với người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt, chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện; qua đó, giúp nhiều người dân hiểu đầy đủ hơn về chính sách BHXH tự nguyện.
Tinh thần chủ động

Từ bài học kinh nghiệm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, cơ quan BHXH các cấp đã phát huy tinh thần chủ động trong quá trình tham mưu chỉ đạo triển khai Nghị quyết 28-NQ/TW, qua đó đạt được những kết quả bước đầu trong phát triển mở rộng diện bao phủ như đã nêu trên.

Bên cạnh đó, trong năm qua, dấu ấn trong công tác thu của cơ quan BHXH cũng được thể hiện qua con số tăng trưởng khả quan so với năm 2018. Cụ thể, tổng số thu BHXH, BHTN, BHYT là 361.549 tỷ đồng, đạt 101,2% kế hoạch Chính phủ giao, tăng 32.087 tỷ đồng (9,7%) so với năm 2018.

Các biện pháp thu tiếp tục được tăng cường, phát huy triệt để kinh nghiệm từ các
năm trước. Bên cạnh đó, trong năm 2019, BHXH các tỉnh, thành phố chú trọng phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch - Đầu tư, Ban Quản lý Các khu công nghiệp trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu; rà soát, đối chiếu với đơn vị đang quản lý để nắm bắt về số đơn vị đang hoạt động; số đơn vị được thành lập mới hoặc giải thể, phá sản; số lao động; tiền lương, phụ cấp của người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp để đôn đốc, vận động đơn vị đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động. Tích cực rà soát, đối chiếu dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp với dữ liệu quản lý, xác định số lao động phải đóng BHXH bắt buộc, từ đó, xây dựng các giải pháp đôn đốc, phát triển đối tượng tham gia. Tăng cường thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính và thông tin, báo cáo kịp thời tình hình vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị trên địa bàn để có hướng chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời. Đồng thời, công khai thông tin về các đơn vị trốn đóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo địa phương và gửi trực tiếp đến tổ chức công đoàn hoặc đại diện người lao động. Trong năm cũng đã đưa vào ứng dụng tính năng cung cấp dữ liệu phục vụ thanh tra chuyên ngành đóng đột xuất trên phần mềm quản lý thu - TST.

Trong năm vừa qua, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, điều tra, khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ dữ liệu do cơ quan thuế cung cấp. Đây là một công việc quan trọng, tiếp tục trong quá trình chuẩn hóa dữ liệu người tham gia BHXH, BHYT.

Đến nay, toàn quốc đã thực hiện rà soát, cấp mã số BHXH đồng bộ giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu, sổ - thẻ với cơ sở dữ liệu hộ gia đình; trên cơ sở đó, hoàn thiện hơn nữa quy trình thực hiện thu, đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trên cơ sở dữ liệu tập trung, lấy dữ liệu hộ gia đình làm trung tâm và kết nối liên thông với dữ liệu đóng, hưởng BHXH, BHYT (mỗi người tham gia được cấp 01 mã số BHXH, khi tham gia không phải kê khai tờ khai mà chỉ cần cung cấp mã số cho cơ quan BHXH), rút ngắn thời gian, thực hiện nhiệm vụ về thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT.

Tiếp đà tăng trưởng

Những kết quả và hàng loạt công việc được thực hiện trong năm 2019 trong lĩnh vực thu, phát triển mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT là tiền đề quan trọng cho năm 2020 và đạt các mục tiêu phát triển đến năm 2021 theo yêu cầu của Nghị quyết 28-NQ/TW. Tỷ lệ bao phủ BHXH đã đạt khoảng 32,2% so với lực lượng lao động; số người tham gia BHTN đạt khoảng 27,3% lực lượng lao động là một nền tảng để năm 2020 tiếp tục tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu trong giai đoạn đầu tiên.
Dù vậy vẫn còn không ít những khó khăn thách thức đặt ra. Phát triển mở rộng diện bao phủ BHYT với 10% nhóm còn lại không dễ dàng – đây là nhóm khó vận động nhất. Với BHXH tự nguyện, đã đạt được kết quả khả quan nhưng còn cách khá xa so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 28-NQ/TW.

Bên cạnh đó, để đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 duy trì sự tham gia BHXH nói chung và nhất là BHXH tự nguyện, liên tục đòi hỏi sự chủ động hơn nữa từ phía cơ quan BHXH và đội ngũ đại lý thu tại cơ sở. Vận động người dân tham gia - chỉ là bước đầu; duy trì sự tham gia bền bỉ, liên tục trong nhiều năm và để người đó có lương hưu mới thực sự thành công, bền vững và đạt được mục tiêu về số người được hưởng lương hưu theo Nghị quyết 28-NQ/TW.

Để đạt được các mục tiêu năm 2020, cần phát huy triệt để các bài học kinh nghiệm đã có trong năm 2019, phát huy vai trò tham mưu, sự chủ động từ phía cơ quan BHXH, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành ở địa phương; tiếp tục rà soát dữ liệu từ cơ quan thuế cung cấp, tăng số tham gia BHXH bắt buộc; đẩy mạnh truyền thông vận động BHXH tự nguyện ngay từ cơ sở, đặc biệt, triển khai mạnh mẽ, hiệu quả đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH theo chỉ đạo của Chính phủ là một nhiệm vụ trọng tâm, với những nội dung công việc hết sức cụ thể từ Trung ương tới địa phương. Từ việc xây dựng kế hoạch hằng năm, từng giai đoạn, triển khai tháng vận động BHXH toàn dân, mở rộng đội ngũ tuyên truyền viên… với trách nhiệm được nêu rõ của các Bộ, ngành, UBND các cấp, hy vọng sẽ tạo bước đột phá với công tác mở rộng diện bao phủ BHXH, BHYT từ năm 2020./.

Tạp chí Bảo hiểm xã hội