Sa thải lao động trên 35 tuổi: Tăng nguy cơ hưởng BHXH một lần

11/08/2017 03:22 PM


Độ tuổi trung bình của công nhân Việt Nam ở mức thấp

Theo kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn, bình quân độ tuổi của công nhân lao động trong các doanh nghiệp chỉ là 31,2 tuổi, trong đó công nhân lao động trong các doanh nghiệp điện - điện tử là 26,9 tuổi; dệt may - giày da là 29,5 tuổi; chế biến - chế tạo là 30,9 tuổi... và thời gian trung bình công nhân lao động làm cho các doanh nghiệp chỉ là 6,7 năm. Điều này chủ yếu là do các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp FDI) đang có xu hướng chấm dứt hợp đồng với công nhân lao động từ 35 tuổi trở lên.

Các doanh nghiệp sa thải lao động trên 35 tuổi nhiều nhất đa phần là các doanh nghiệp trong những ngành như may mặc, dệt may, điện tử... Công việc của họ tại đây thông thường chỉ là một hay một chuỗi các thao tác đơn giản đã được chuyên môn hóa trong vô vàn công đoạn của quy trình sản xuất. Yêu cầu về trình độ kỹ thuật thấp sẽ đi kèm với yêu cầu về người lao động vô cùng đơn giản, chỉ cần đủ tuổi, khả năng lao động theo đúng luật. Sau đó, khi được tuyển chọn, họ chỉ cần được đào tạo trong thời gian ngắn, có khi chỉ 2-3 tuần là có thể hoàn toàn đảm nhận được công việc.

Theo Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng, tình trạng doanh nghiệp "thải loại" lao động trên 35 tuổi đang trở thành một xu hướng có thật. Tình trạng này đã diễn ra cách đây 6-7 năm nhưng tới thời điểm này diễn ra rõ hơn. Cụ thể, qua thực tế giải quyết tình trạng thất nghiệp của BHXH Hà Nội trong năm 2017, cho thấy tình trạng cho lao động quá 35 tuổi nghỉ việc nhiều. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu ở lĩnh vực sử dụng lao động trực tiếp, không cần trình độ tay nghề cao và việc tuyển lao động mới không khó. Sau 35-40 tuổi, sức khoẻ người lao động không còn nhanh nhạy, ít khả năng tiếp thu công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động. Trong khi đó, thời gian công tác dài tất yếu dẫn tới chi phí về tiền lương và BHXH của người lao động cao lên. Đứng trước thực tế này, không ít doanh nghiệp đã thoả thuận chi một khoản tiền cao hơn quy định của pháp luật để người lao động tự xin nghỉ việc.

Tác động lớn đến chính sách An sinh xã hội

Theo kết quả điều tra của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi bị sa thải, khoảng 43,1% công nhận lao động làm công việc tự do; 17,2% làm công việc buôn bán; 15,3% về nhà làm công việc nội trợ; 13,3% làm ruộng và hơn 11% bán hàng rong. Đối với nữ, tập trung phần lớn (82,6%) là bán hàng rong và bán nước, còn lại 12,1% làm công việc tự do...

Việc sa thải lao động trên 35 tuổi sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng với bản thân người lao động như bất ổn về tài chính, gánh nặng kinh tế cho gia đình, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội, đời sống tinh thần thấp, đánh mất vị thế bình đẳng trong gia đình và xã hội, mặc cảm trong giao tiếp, nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe cực kỳ cao.

Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng cho rằng, điều này là một sự báo động đối với quyền lợi của người lao động, các chính sách an sinh xã hội và giải quyết việc làm bền vững. Những lao động này sau khi kết thúc làm việc đa số sẽ nhận BHXH một lần. Họ khó có cơ hội tìm kiếm công việc mới ở khu vực có quan hệ lao động vì tay nghề thấp, tuổi đời đã cao. Thực tế trên buộc người lao động phải quay về khu vực không có quan hệ lao động và không tham gia vào hệ thống BHXH. Đây là sự lãng phí lớn đối với nguồn lao động của quốc gia.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn nhấn mạnh: Việc sa thải công nhân lao động trên 35 tuổi đang tác động lớn hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là tình trạng nhận BHXH 1 lần, gia tăng nhận bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiểm thất nghiệp. Do đó, Ban thực hiện chính sách BHXH cần có báo cáo phân tích tình trạng người lao động trên 35 tuổi nghỉ việc qua hệ thống thống kê của ngành BHXH, để từ đó có tham vấn chính sách, cũng như định hướng tuyên truyền cụ thể hơn.

Giải pháp nào cho vấn đề?

Theo các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần nhìn nhận đúng đắn việc sa thải lao động trên 35 tuổi là hệ lụy không thể tránh khỏi của xu hướng thu hút đầu tư dựa vào lao động giá rẻ. Vì vậy các chính sách hỗ trợ, nếu có, nên hướng đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc quy chuẩn quy trình sa thải lao động để giảm thiểu tối đa những cú sốc với người lao động.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể khuyến khích việc đầu tư vào các ngành sử dụng lao động có tay nghề, góp phần giảm thiểu tình trạng sa thải công nhân cũng như tăng khả năng hấp thụ thêm lao động trung niên. Về phía người lao động, việc nhận thức được xu thế đang diễn ra là quan trọng. Bản thân người lao động cũng nên có sự chuẩn bị để đối phó với tình trạng sa thải trong tương lai gần, bao gồm việc nâng cao trình độ chuyên môn cũng như chuẩn bị kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng. Bên cạnh đó, cần đưa vào Bộ luật Lao động (sửa đổi) về xử phạt doanh nghiệp sa thải lao động trên 35 tuổi. Bên cạnh đó, phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách về lao động, việc làm và BH thất nghiệp cho người sử dụng lao động và người lao động. Mặt khác, Công đoàn cần đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lạm dụng quan hệ lao động của cả chủ doanh nghiệp và người lao động, nhằm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ lợi ích hợp pháp của người lao động; giám sát chặt các thỏa thuận, cam kết của chủ  sử dụng lao động với người lao động.

Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng cho rằng, về phía doanh nghiệp cần có ý thức trách nhiệm xã hội: Người lao động đã gắn bó cả thời trẻ tuổi thì doanh nghiệp nên có chính sách xã hội với lao động. Mặt khác, người lao động cũng nên có ý thức, đừng vì lợi ích trước mắt - khoản trợ cấp cao mà chấp nhận nghỉ việc./.

Thái Dương - Tạp chí BHXH