Xứng đáng là 'ngôi nhà chung' của giới luật sư

11/10/2019 07:34 AM


"Chúng ta xác định xây dựng đội ngũ luật sư bảo đảm số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hành nghề theo đúng quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề luật sư".

"Chúng ta xác định xây dựng đội ngũ luật sư bảo đảm số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hành nghề theo đúng quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề luật sư".

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại lễ kỷ niệm. Ảnh: VGP/Lê Sơn
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh như vậy trong lễ kỷ niệm 74 năm Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2019) và 10 năm thành lập Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2009-2019), tối 9/10, tại Hà Nội.

Cùng dự lễ kỷ niệm có Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và đông đảo các luật sư trong cả nước.

Báo cáo kết quả hoạt động của Liên đoàn Luật sư (LĐLS) Việt Nam sau 10 thành lập, Phó Chủ tịch LĐLS Việt Nam Phan Trung Hoài cho biết, tính đến ngày 16/9/2019, tổng số luật sư của cả nước là 13.563 người; số lượng luật sư tăng đều mỗi năm hơn 700 người.

Đa số các luật sư có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với sự nghiệp của Đảng, có ý thức phấn đấu đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; giữ vững và phát huy những quy tắc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp luật sư.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các đoàn luật sư, trong 10 năm qua (từ năm 2009 đến 31/12/2018), đội ngũ luật sư Việt Nam đã tham gia vào các lĩnh vực hành nghề, năm sau tăng hơn năm trước. Cụ thể, đội ngũ luật sư đã tham gia vào hơn 133.000 vụ án hình sự; trên 114.000 vụ việc dân sự; hơn 51.000 vụ việc trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, thương mại,... Đáng chú ý, đội ngũ luật sư đã đảm nhận 100% việc bào chữa trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu. Chất lượng bào chữa trong các vụ án này ngày càng được nâng cao.

Ngoài ra, đội ngũ luật sư cũng tham gia tích cực vào công tác góp ý xây dựng và hoàn thiện pháp luật; công tác trợ giúp pháp lý tại trụ sở tiếp dân Trung ương; công tác rà soát thủ tục hành chính từ năm 2011 đến nay...

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình hoan nghênh các kết quả hoạt động tích cực của LĐLS Việt Nam trong thời gian qua; đánh giá cao và biểu dương những đóng góp của các đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, đội ngũ luật sư trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện, không chỉ về phát triển kinh tế-xã hội, mà còn nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Cùng với cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách hành chính, Đảng, Nhà nước ta cũng rất coi trọng công tác cải cách tư pháp với mục tiêu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Trong quá trình đó, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của cải cách tư pháp. Nghị quyết 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã xác định "Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn" đáp ứng sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

"Trên tinh thần đó, chúng ta xác định xây dựng đội ngũ luật sư bảo đảm số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để luật sư hành nghề theo đúng quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích cao quý của nghề luật sư", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng LĐLS Việt Nam. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Trong 10 năm qua, LĐLS Việt Nam đã thật sự là ngôi nhà chung của giới luật sư, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư và đoàn luật sư trong cả nước. Liên đoàn còn là cầu nối quan trọng giữa Nhà nước, cộng đồng xã hội, doanh nghiệp với giới luật sư cả nước; góp phần đưa đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động của luật sư; tập hợp và tổ chức, động viên luật sư tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực hoan nghênh LĐLS Việt Nam đã bước đầu thực hiện nhiệm vụ chính trị đối với các vấn đề pháp lý quốc tế để bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ quyền, lợi ích của quốc gia, của Nhà nước như việc thành lập, tổ chức hoạt động CLB Luật sư thương mại quốc tế; 3 lần ra tuyên bố phản đối Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển ĐôngĐây là điều hết sức ý nghĩa, đáng trân trọng, biểu dương.

Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị mỗi luật sư cần tích cực học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao kiến thức pháp luật trong nước, quốc tế, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, nêu gương trong chấp hành pháp luật, đấu tranh không khoan nhượng đối với mọi vi phạm pháp luật; bảo vệ, nâng cao hình ảnh, uy tín, trách nhiệm trước khách hàng, trách nhiệm xã hội của luật sư.

Các đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nghề nghiệp của các luật sư trực thuộc; chú trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ngăn ngừa các sai phạm, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp; kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ những luật sư thoái hóa, biến chất, lợi dụng hoạt động luật sư để trục lợi bất chính, xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu LĐLS Việt Nam chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Luật sư năm 2006 (được sửa đổi và bổ sung năm 2012); trước mắt tiếp tục rà soát lại các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, kịp thời hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới; quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng luật sư.

LĐLS Việt Nam cần phát huy vai trò của mình trong hoạt động phối hợp với cơ quan tư pháp, cơ quan tố tụng, bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư tham gia các hoạt động tố tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp.

Tiếp tục tham gia tích cực vào các công tác tham vấn xây dựng pháp luật, rà soát thủ tục hành chính, trợ giúp pháp lý…; tăng cường hợp tác quốc tế, tạo điều kiện để luật sư Việt Nam nâng cao năng lực và tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong các vụ kiện, tranh chấp pháp lý quốc tế.

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý, LĐLS Việt Nam, các đoàn luật sư cần chuẩn bị và tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ các đoàn luật sư, tiến tới Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ III. Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho LĐLS, đội ngũ luật sư hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ của Liên đoàn.

Tại lễ kỷ niệm, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng LĐLS Việt Nam vì đã có nhiều thành tích trong công tác xây dựng, phát triển, tập hợp, đoàn kết đội ngũ luật sư, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Chinhphu.vn