Cần dành tỉ trọng tăng lương cho người về hưu trước năm 1993

31/10/2019 09:38 AM


Thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2019; kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2020, ĐB Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) cho rằng, Quốc hội cần dành tỉ trọng tăng lương cho người về hưu trước năm 1993. Cho ý kiến tại phiên thảo luận, ĐB Bùi Sỹ Lợi đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, đó là đến năm 2020 tiếp tục điều chỉnh lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.600.000 đồng, tăng 7,33%. Tuy nhiên, ĐB Lợi cũng nêu vấn đề, trong nhiều năm tăng tiền lương cho khu vực công, lực lượng vũ trang và người về hưu, nhưng đối với người về hưu khi điều chỉnh “vẫn còn vấn đề rất đáng lo nghĩ”. ĐB Lợi dẫn chứng, trong tổng số 3 triệu người về hưu thì chỉ có hơn 200.000 người có lương hưu từ 10 triệu trở lên. Điều đáng quan tâm, đó là tiền lương hưu cho người về hưu trước năm 1993- nằm trong tổng số 22% NSNN đã chi trả- rất cần được điều chỉnh. “Quốc hội khi điều chỉnh tăng lương 7,33% thì cần dành tỉ trọng tăng lương cho người về hưu trước năm 1993 từ 10-12% trên cơ sở vẫn bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm tỉ trọng tăng lương chung là 7,33%”- ĐB Lợi kiến nghị. Đối với vấn đề an sinh xã hội, theo lộ trình, Việt Nam bắt đầu chuẩn bị cải cách tiền lương từ năm 2021. Do vậy, Chính phủ tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18, Nghị quyết 19 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giảm biên chế. Do vậy, ngoài nguồn tiết kiệm và tăng thu ngân sách, còn có một nguồn hết sức quan trọng là phải giảm được biên chế… Cùng với tăng lương cơ sở và cải cách chính sách tiền lương, Chính phủ cũng cần quan tâm đến nhà ở cho người nghèo, đối tượng thu nhập thấp khi hiện vẫn còn 4.800 hộ chưa có nhà ở cần được Chính phủ xử lý. Đáng chú ý, ĐB Bùi Sỹ Lợi đề nghị Chính phủ nên có tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết 93 của Quốc hội về BHXH một lần. Bởi, từ năm 2014 đến năm 2018, mỗi năm bình quân số lượng người tham gia BHXH là 1 triệu, nhưng số người hưởng BHXH lên tới 2,7 triệu người. “Còn tình trạng này thì mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân sẽ khó khăn. Vì vậy, cần tổng kết vấn đề này để hạn chế hưởng chính sách BHXH một lần”- ĐB Lợi cho biết. ĐB Lợi giải thích thêm, trong 2,7 triệu người hưởng BHXH thì có tới 93% mới đóng BHXH được dưới 10 năm thì rút ra khỏi BHXH. Trong số 93% đó thì có tới 50% đóng BHXH được dưới 1 năm đến dưới 3 năm. Điều này chúng ta cũng đã giải thích để NLĐ biết và đây là vấn đề an sinh xã hội mà Đảng, Nhà nước chăm lo cho người dân. “Không phải nhìn thấy cái trước mắt người dân khó khăn mà chúng ta thương, mà chúng ta cần thương cả hiện tại. Vậy, đề nghị Quốc hội thương cả lâu dài đối với NLĐ”- ĐB Lợi chia sẻ quan điểm. Ngoài ra, ĐB Bùi Sỹ Lợi cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục nâng mức hỗ trợ từ 30%- 25%- 10% cho người tham gia BHXH tự nguyện, để phấn đấu đạt tốc độ bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28 cũng như Nghị quyết số 125 của Chính phủ.

Thu Minh - baobaohiemxahoi.vn