Thông tư số 31/2011/TT-BYT về mở rộng danh mục thuốc BHYT: Một nguyên nhân gây nguy cơ vỡ quỹ BHYT

24/07/2012 01:35 PM


    Nếu thực hiện đúng thông tư số 31/2011/TT-BYT của Bộ Y tế thì chỉ riêng tiền thuốc điều trị viêm gan siêu vi C cho khoảng 300.000 người đã phải mất hàng chục tỉ USD - đây chính là nguyên nhân khiến quỹ BHYT có nguy cơ bị vỡ.
Hàng chục tỉ USD cho viêm gan C

Trao đổi với PV, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM Lưu Thị Thanh Huyền  cho biết: “Thông tư 31 do Bộ Y tế ban hành 11.7.2011 về hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh  (KCB) do quỹ BHYT thanh toán được mở rộng bổ sung vào danh mục nhiều loại thuốc có giá trị rất cao, đã mang đến niềm vui cho bệnh nhân bị ung thư, bị viêm gan siêu vi C, viêm dây thần kinh... Thế nhưng, nó cũng lại là nguyên nhân dẫn đến  nguy cơ vỡ quỹ BHYT, như thế có nghĩa... “lợi bất cập hại”, bởi nếu quỹ BHYT bị vỡ thì tất cả người bệnh đều thiệt hại”.  

Theo Hội Gan Mật TPHCM, cả nước hiện có khoảng 4,5 triệu người đang mắc bệnh viêm gan C.  TS - BS Lê Mạnh Hùng - Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM thì cho biết: “Bệnh nhân bị viêm gan C phải tốn ít nhất từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng để điều trị bệnh”. Còn theo BHXH TPHCM, trong số 4,5 triệu người đang mắc viêm gan C, có khoảng 300.000 người cần điều trị và chi phí điều trị bình quân một bệnh nhân theo phác đồ của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM với 2 loại thuốc Interferon, Peginterferon điều trị viêm gan C được thanh toán BHYT theo thông tư 31, mỗi năm cũng ngốn từ 194 triệu đồng đến 300 triệu đồng/người, chưa kể các chi phí xét nghiệm, thuốc hỗ trợ...

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Giám định BHYT thuộc BHXH TPHCM cho biết thêm: Riêng đối với bệnh ung thư, tính trung bình BHYT sẽ chi khoảng trên dưới 1 tỉ đồng cho 1 bệnh nhân điều trị ung thư có thẻ BHYT. Ngoài ra, danh mục thuốc của thông tư 31 còn bổ sung thanh toán BHYT cho loại thuốc Immune globulin điều trị các bệnh viêm dây thần kinh, chi phí điều trị một đợt từ 240 triệu đồng đến 285 triệu đồng/6 ngày điều trị. Tóm lại, với việc thu BHYT như hiện nay và chi BHYT theo quy định mới tại thông tư 31 tất yếu dẫn đến mất cân đối quỹ.

“Bệnh giả” nhưng lấy “thuốc thật”  Trao đổi với PV các báo, đài mới đây, Ban giám đốc BHXH TPHCM thừa nhận: Nếu trước đây quỹ BHYT chỉ lo vỡ vào quý cuối năm thì nay - ngay trong quý I/2012, tức là khi mới áp dụng thông tư 31 của Bộ Y tế,  quỹ BHYT của TPHCM  đã lo vỡ. Chính vì vậy BHXH TPHCM buộc lòng phải có văn bản kiến nghị BHXH VN tạm dừng thanh toán BHYT cho các loại thuốc đặc trị đắt tiền nêu trong danh mục đính kèm thông tư 31 để tìm giải pháp. Phó Giám đốc BHXH TPHCM Lưu Thị Thanh Huyền khẳng định: “Việc kiến nghị trên không nhằm hạn chế quyền lợi của bệnh nhân mà là để tránh lãng phí thuốc, đồng thời bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm nguyên tắc của BHXH là có đóng có hưởng, đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít”.  Theo các bác sĩ điều trị viêm gan thì hiện cũng có nhiều loại thuốc được chấp thuận trong điều trị viêm gan C, nhưng giá rẻ hơn nhiều mà vẫn hiệu quả. Vì vậy Bộ Y tế cần có hướng dẫn cụ thể, các bệnh viện được phép đấu thầu các loại thuốc nào, giá bao nhiêu và cho phép những bệnh viện nào được kê toa thuốc điều trị viêm gan C, tránh tình trạng kê toa tràn lan, dẫn đến việc lạm dụng y lệnh để thanh toán kinh phí do BHYT chi trả, thậm chí là trục lợi bằng phương thức “bệnh giả nhưng lấy thuốc thật” như đã từng xảy ra.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng phòng Giám định BHYT thuộc  BHXH TPHCM phân tích: “Nguyên tắc BHYT là lấy đóng góp của số đông để giải quyết nhu cầu KCB của số ít. Vì vậy, kết quả đóng góp của số đông tiên quyết phải  đáp ứng  được nhu cầu số ít, còn nếu không đáp ứng được dẫn đến vỡ quỹ, thì BHYT mất hết ý nghĩa”. Bởi lẽ trên, để đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 quyền lợi cho người tham gia BHYT và không lãng phí thuốc – theo bà Hằng - cần bổ sung thêm giải pháp những người có thâm niên tham gia BHYT hoặc có mức đóng BHYT cao hơn sẽ được thanh toán các loại thuốc đặc trị, không nên cào bằng, vì nếu thế  quỹ BHYT sẽ không kham nổi.