Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ khám, chữa bệnh BHYT

16/12/2019 03:45 PM


Từ năm 2018, quỹ khám, chữa bệnh (KCB) bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiểm y tế (BHYT) được phân bổ, giao chỉ tiêu cho các cơ sở y tế thực hiện. Năm 2019, tỉnh Ninh Bình được dự toán giao trên 700 tỷ đồng cho cả năm, nhưng đến hết tháng 10/2019, nhiều cơ sở y tế đã chi hết số tiền được phân bổ, có đơn vị chi vượt với số tiền hàng tỷ đồng. Nhằm hạn chế tình trạng bội chi quỹ KCB BHYT, BHXH tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp trong việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ, đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiệu quả, giảm thấp nhất tình trạng vượt quỹ KCB BHYT.

Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Phổi Ninh Bình. Ảnh: Minh Quang

Trong những năm qua, Bệnh viện Phổi Ninh Bình đã không ngừng cải tiến chất lượng bệnh viện, phát triển chuyên môn kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đáp ứng nhu cầu, mong muốn của người bệnh… Hiện nay, mỗi ngày, số bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú từ 150-170 bệnh nhân, bệnh nhân điều trị nội trú thường xuyên có từ 130-150 người/ngày. 

Đến hết tháng 10, Bệnh viện Phổi đã chi trên 25,6 tỷ đồng (kế hoạch giao năm 2019 là hơn 18,5 tỷ đồng), vượt 138% kế hoạch giao, trong khi còn 2 tháng nữa mới hết năm 2019. Đây là sự khó khăn đối với Bệnh viện Phổi trong công tác KCB hiện nay.

Bác sỹ Vũ Thị Bích Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Ninh Bình cho biết: Nguyên nhân của việc bội chi quỹ KCB BHYT là do kinh phí phân bổ, giao chỉ tiêu cho đơn vị thấp, trong khi tình hình KCB mỗi năm có sự thay đổi đáng kể. 10 tháng đầu năm 2019, Bệnh viện khám và điều trị nội, ngoại trú cho gần chục nghìn bệnh nhân, tăng gần 1,5 lần so với năm 2017, trong đó bệnh nhân thẻ BHYT chiếm trên 90%. 

Đặc biệt, từ năm 2018 đến nay, Bệnh viện thực hiện dự án khám sàng lọc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản tại cộng đồng, qua đó số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tăng đáng kể. Cùng với đó là chi phí KCB tăng, kinh phí giao dự toán năm 2019 thấp... Hiện nay, BHXH tỉnh chưa thanh quyết toán xong chi phí KCB năm 2018 và hiện mới được tạm ứng 61% chi phí đề nghị thanh toán năm 2019, dẫn đến mọi hoạt động của Bệnh viện hiện gặp nhiều khó khăn.

Trước thực tế trên, theo bác sĩ Vũ Thị Bích Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Ninh Bình, Bệnh viện vẫn đang nỗ lực trong phạm vi cho phép để hoàn thành nhiệm vụ KCB. Tập trung vào các giải pháp như: Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện các quy trình chuyên môn, nâng cao chất lượng khám và điều trị, cải thiện cơ sở vật chất, để phục vụ người bệnh với mục tiêu “đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, rút ngắn thời gian điều trị và giảm chi phí KCB”. 

Cùng với đó, rà soát các quy trình kỹ thuật, chẩn đoán và điều trị; các chỉ định nhập viện, chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng, thuốc phù hợp với từng người bệnh, thực hiện kiểm tra và thu vỏ lọ thuốc đối với bệnh nhân ngoại trú mỗi lần tái khám, đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 thuốc cấp cho người bệnh được sử dụng đúng mục đích, nhằm nâng cao chất lượng điều trị, đồng thời giảm chi phí KCB nhưng vẫn đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiệu quả điều trị cho người bệnh. 

Đồng thời, dự trù, xây dựng danh mục thuốc, có cả thuốc biệt dược và thuốc genegic, đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 phù hợp với từng nhóm bệnh và tiết kiệm được chi phí điều trị... Bệnh viện Phổi Ninh Bình cũng kiến nghị BHXH tỉnh xem xét thanh quyết toán chi phí KCB năm 2018 cho Bệnh viện, để có kinh phí chi trả tiền thuốc và các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ, viên chức, người lao động.

 Cùng với đó, xem xét bổ sung kinh phí giao dự toán năm 2019 để Bệnh viện có thêm kinh phí thực hiện tốt công tác KCB cho người dân.

Đối với Bảo hiểm xã hội huyện Yên Mô, năm 2019, BHXH huyện được giao gần 31 tỷ đồng, trong khi hết tháng 10/2019, toàn huyện đã chi trên 32 tỷ đồng, vượt 6,55% dự toán năm 2019. Còn 2 tháng cuối năm, ước tính, mỗi tháng toàn huyện chi KCB BHYT là 3,5 tỷ đồng, cả năm ước vượt trên 9 tỷ đồng. 

Tại Trung tâm Y tế huyện Yên Mô, đến thời điểm hết tháng 10, Trung tâm cũng đã chi gần 27 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch giao. Nguyên nhân được xác định là do việc điều chỉnh giá dịch vụ tiền giường, tăng 4,4% và các dịch vụ kỹ thuật tăng 1,4%. Cùng với đó là nhu cầu KCB của người dân tăng do cơ cấu bệnh tật, do thời tiết bất ổn... Mỗi ngày, Trung tâm Y tế huyện Yên Mô khám cho 300-350 lượt người, điều trị nội trú cho 150-180 bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt kế hoạch...

Đồng chí Trần Văn ánh, Phó trưởng Phòng giám định BHYT (BHXH tỉnh) cho biết: Tính đến hết tháng 10/2019, nhiều cơ sở y tế đã chi trên 100% kế hoạch giao trong năm. Ninh Bình hiện đang đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về số chi vượt dự toán giao. Hầu hết các cơ sở y tế đều đã chi trên 95% kinh phí năm, có những đơn vị đã chi tới trên 200%, như: Phòng khám đa khoa tư nhân Tâm Đức, vượt 337%; Công ty TNHH phòng khám đa khoa Việt Đức, vượt 230%; Phòng khám đa khoa tư nhân Vũ Duyên-Hà Nội, vượt 202%... Chi phí gia tăng 10 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018 là trên 71 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính được xác định là do việc gia tăng gần 18 nghìn thẻ BHYT, kéo theo số tiền chi phí tăng thêm hơn 14,8 tỷ đồng. Cùng với đó, việc thay đổi giá dịch vụ y tế kéo chi phí tăng thêm trên 5 tỷ đồng... Thêm vào đó, một số cơ sở KCB chỉ định một số dịch vụ kỹ thuật chưa thực sự cần thiết, bệnh nhẹ chỉ định vào điều trị nội trú, việc chỉ định thuốc không đúng cho bệnh nhân; lựa chọn sử dụng thuốc chưa hợp lý; bổ sung, thay thế đối với một số hoạt chất, dạng bào chế, hàm lượng không thực sự cần thiết dẫn đến lãng phí và tăng chi phí KCB.

Trước thực tế trên, để thực hiện giảm chi phí KCB BHYT, BHXH tỉnh và ngành Y tế đã tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ chi phí KCB BHYT, phân tích số liệu, đánh giá tác động của các yếu tố cấu thành nguyên nhân gia tăng chi phí, đặc biệt là các yếu tố có thể gây gia tăng chi phí cao, như: ngày, giường điều trị; chỉ định dịch vụ kỹ thuật..., từ đó có giải pháp thực hiện giảm chi, không để xảy ra tình trạng vượt quá cao so với dự toán được giao. 

Yêu cầu các cơ sở KCB tổ chức khám sàng lọc tốt tại Khoa khám bệnh, thực hiện chuyển tuyến điều trị theo đúng quy định tại Thông tư số 14/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh...

Cùng với đó, ngành BHXH cũng tăng cường công tác giám định chi phí KCB BHYT, kết hợp giám định chủ động và giám định điện tử; tập trung kiểm tra, rà soát các nội dung cảnh báo trên hệ thống thông tin BHYT, phát hiện những vấn đề bất thường trong chi KCB BHYT để tiến hành kiểm tra, giám định chuyên đề đối với tất cả cơ sở KCB BHYT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám định BHYT, từng bước áp dụng quy trình giám định điện tử để thực hiện giám định toàn bộ các hồ sơ bệnh án. 

Đồng thời, BHXH tỉnh và ngành Y tế tiếp tục tăng cường phối hợp trong quản lý, giám sát nguồn quỹ KCB BHYT được phân bổ tại địa phương. Tích cực tham mưu, báo cáo với UBND tỉnh để có chỉ đạo kịp thời, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở KCB có chi phí KCB BHYT bất thường, kiên quyết từ chối thanh toán đối với những chi phí không hợp lý và những chỉ định trên mức cần thiết, không phù hợp với công tác chẩn đoán, điều trị bệnh...

Mỹ Hạnh

(Báo Ninh Bình điện tử)