Kinh nghiệm vận động nhân dân sản xuất lúa hữu cơ ở xã Khánh Trung

17/12/2019 03:56 PM


Mô hình “Vận động nhân dân sản xuất lúa hữu cơ” do Khối Dân vận Đảng ủy xã Khánh Trung (Yên Khánh) triển khai thực hiện không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, có sức lan toả rộng rãi, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm, hội thảo đầu bờ của nhiều HTX, địa phương trong tỉnh, mà còn rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác dân vận.

Mô hình cấy lúa chất lượng cao ở xã Khánh Trung (Yên Khánh). Ảnh: Anh Tuấn

Đồng chí Phạm Đức Hữu, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối Dân vận xã Khánh Trung cho biết: Là xã thuần nông, nhưng nhận thức của không ít hộ dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế, diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, nhân dân cấy bằng nhiều loại giống lúa khác nhau. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc trừ cỏ, thuốc bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học tràn lan đã ảnh hưởng đến việc cải tạo đất, năng suất cây trồng không cao, môi trường, hệ sinh thái bị ảnh hưởng, việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất hạn chế, chưa phát huy hết được những tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Xuất phát từ những thực tế trên, Đảng ủy xã có nghị quyết về việc tập trung chuyển đổi, vận động nhân dân sản xuất lúa hữu cơ theo hướng hàng hóa, chỉ đạo UBND xã, các HTX nông nghiệp tổ chức thực hiện. Xác định đây là việc làm mới, việc làm khó, Khối Dân vận Đảng ủy xã Khánh Trung đã tham mưu cho Đảng ủy lựa chọn Khối Dân vận Đảng ủy triển khai thực hiện mô hình “Vận động nhân dân sản xuất lúa hữu cơ” để đăng ký thực hiện. Khối Dân vận Đảng ủy xã đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong khối tập trung cùng với lãnh đạo UBND xã, các thôn, giao cho MTTQ và các tổ chức đoàn thể tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng quy hoạch để tổ chức thực hiện. Tổ chức các hội nghị cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên để tuyên truyền mục đích, ý nghĩa trong việc thực hiện mô hình; nắm bắt tư tưởng, những thuận lợi và khó khăn, những băn khoăn, kiến nghị của nhân dân trong quá trình thực hiện. Cán bộ, đảng viên trong vùng quy hoạch tiên phong làm trước, tiếp theo là các chi hội trưởng, hội viên của các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện để nhân dân thấy được kết quả, từ đó nhân ra diện rộng.

Vụ mùa năm 2018, được Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ kỹ thuật tổ chức sản xuất lúa hữu cơ gắn với nuôi trồng thủy sản ở địa bàn thôn 11, Khối dân vận Đảng ủy xã tuyên truyền, vận động được 7 hộ gia đình tham gia thực hiện thành lập Hợp tác xã sản xuất lúa hữu cơ gắn với nuôi trồng thủy sản. Đến vụ đông xuân năm 2019, đã tuyên truyền, vận động được 98 hộ gia đình tham gia sản xuất lúa đặc sản hữu cơ với các loại giống như: Nếp hạt cau, nếp Nhung lùn, DT26, nếp 97… Đặc biệt là vụ mùa năm 2019, đã tuyên truyền, vận động được 283 hộ gia đình tham gia sản xuất lúa hữu cơ với quy mô 97 ha, chủ yếu bằng các loại giống như: Bắc thơm, Nếp hạt cau…, trong đó có 20 ha áp dụng phương pháp gieo mạ bằng khay, cấy bằng máy, bón phân hữu cơ. Khi thu hoạch được doanh nghiệp thu mua tại ruộng; năng suất bình quân đạt 50 tạ/ha, giá trị canh tác đạt 600 triệu đồng/ha. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương, nhờ mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ, môi trường sinh thái, chất lượng đất canh tác đã có chuyển biến tích cực. Kết quả mô hình đã có sức lan toả rộng rãi, cán bộ và nhân dân địa phương đã thấy rõ được hiệu quả, lợi ích của mô hình. Trên cơ sở đó, xã Khánh Trung đặt mục tiêu phấn đấu từ năm 2020 sẽ áp dụng sản xuất lúa bằng phương pháp hữu cơ trong toàn xã, xây dựng thương hiệu gạo đặc sản hữu cơ của xã Khánh Trung để đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.

Dưới góc độ công tác dân vận, đồng chí Vũ Xuân Đang, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho rằng: Mô hình “Vận động nhân dân sản xuất lúa hữu cơ” ở xã Khánh Trung do Khối dân vận Đảng ủy xã đảm nhiệm đã góp phần tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả của các phong trào, nhất là phong trào ”Dân vận khéo”, qua đó góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân...

Còn theo đồng chí Phạm Đức Hữu, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Trưởng khối Dân vận xã Khánh Trung: Từ kết quả đạt được trong thực tiễn, Khối dân vận Đảng ủy xã Khánh Trung rút ra những bài học kinh nghiệm: Dân vận khéo muốn thành công cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là những người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong thực hiện phong trào. Trên cơ sở khéo vận động, khéo tổ chức thực hiện, tập trung vào những vấn đề mà nhân dân đang quan tâm, phù hợp với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thực tiễn của địa phương; kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân. Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục; có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, đơn vị; phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên; xác định sức mạnh của Đảng là ở lòng tin của dân, sự phân công, vào cuộc của cán bộ, đảng viên, của MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện mô hình.

Vân Giang

(Báo Ninh Bình điện tử)