Bệnh nhân chạy thận với 'phao cứu sinh' bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiểm y tế

23/09/2019 02:56 AM


Nhiều bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu, điều trị suốt đời chia sẻ, nếu không được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả một phần lớn chi phí, nhiều người trong số họ đã phải rời bỏ cuộc sống.

Tham gia BHYT đã giúp nhiều cảnh đời mắc bệnh hiểm nghèo tiếp tục khát vọng sống. Ảnh nệnh nhân chạy thân nhân tạo tại BVĐK tỉnh Lạng Sơn.

Khoa Hồi sức - Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn không một giường trống, với những bệnh nhân cắm trên tay ống truyền đỏ thẫm. Họ là những bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu, điều trị suốt đời. Các bệnh nhân ở đây chia sẻ, nếu không được Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả một phần lớn chi phí, nhiều người trong số họ đã phải rời bỏ cuộc sống.
 
Điểm tựa BHYT
 
“Thấm thoắt đã hơn 2.000 ngày (hơn 6 năm). Khi bác sĩ thông báo tôi bị suy thận, tôi gần như tuyệt vọng. Khi đó, tôi không tham gia BHYT, nên tài sản trong nhà bán dần theo những đợt điều trị, thuốc thang. Chính BHYT đã mang lại niềm hi vọng, chỗ dựa cho tôi, cứu tôi tới ngày hôm nay”, anh Triệu Thái Thành (59 tuổi, Chi Lăng, TP Lạng Sơn) mở đầu câu chuyện.
 
Anh Thành nhớ lại, từ nhỏ anh đã có đam mê với những nhạc cụ dân tộc. Lớn lên, anh trở thành 1 nhạc công, kiếm sống bằng nghề chơi đàn. Thu nhập không quá cao, nhưng anh cũng đủ chăm lo cho mình một cuộc sống ấm êm với vợ con và đam mê của mình. Những tưởng hạnh phúc đó bền lâu, tai hoạ ập xuống, khi cuối năm 2011, anh thấy trong người mệt mỏi, kém ăn, đi tiểu nhiều và sút cân…
Tìm tới Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lạng Sơn thăm khám, bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh suy thận độ 3. Người chết lặng. Anh không muốn tin đó là sự thật, nên khăn gói xuống Hà Nội, đến bệnh viện Bạch Mai, nhưng kết quả vẫn vậy. “Trong năm đầu tiên đó, tôi phải phải thuê nhà để điều trị ở một số bệnh viện tuyến trung ương, chỉ trong vòng  9 tháng đã tiêu tốn hơn 500 triệu đồng. Gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt, vay mượn khắp chốn, vì lúc đó tôi không tham gia BHYT”, anh Thành nhớ lại.
 
Được sự tư vấn của các bác sĩ và người thân, trong quãng nghỉ của các đợt chạy thận, anh Thành quyết về quê tham gia BHYT và đăng ký điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn từ cuối năm 2012 đến nay. Hàng tuần, đều đặn 3 buổi, ngày nắng cũng như mưa, anh phải đi từ sáng sớm có mặt tại đây để chạy thận lọc máu. Năm 2013, anh Thành được xét duyệt, cấp thẻ BHYT theo chế độ cựu chiến binh, giúp được hưởng quyền lợi thanh toán 100% chi phí chữa bệnh nên hằng tháng, anh chỉ phải bỏ thêm hơn 2 triệu cho chi phí đi lại, sinh hoạt, thuốc bổ…
“Thẻ BHYT đã giải thoát tôi và những người cùng cảnh ngộ gánh nặng tài chính, để yên tâm chữa trị, tìm lại niềm vui và hi vọng sống tiếp. Thời gian qua, tôi đã thấm thía giá trị của chính sách này, nên đã bàn với vợ tích cóp tham gia BHYT cho cả gia đình và vận động nhiều người thân quen cùng tham gia. Tôi vẫn lấy bản thân làm ví dụ vì nếu không có thẻ BHYT, tôi đã không thể cầm cự điều trị căn bệnh suy thận đến ngày hôm nay, gia đình cũng khánh kiệt, con cái nheo nhóc vì số tiền quá lớn, vượt khả năng của gia đình”, anh Thành tâm sự.
 
Tấm thẻ màu xanh hi vọng
 
Là một trong những người trực tiếp chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn, dược sĩ Hoàng Đình Nam chia sẻ: “Hiện bệnh viện đang điều trị thường xuyên cho 170 bệnh nhân chạy thận nhân tạo. Mỗi tuần bệnh nhân phải đến bệnh viện 3 lần để lọc máu và lấy thuốc. Chi phí trung bình mỗi bệnh nhân khoảng 11 triệu/tháng, cả năm là 120- 130 triệu đồng. Chi phí này vượt quá điều kiện kinh tế của hầu hết bệnh nhân ở đây. Nếu không có chính sách BHYT thì không ít người đã buông xuôi. Hiện có nhiều bệnh nhân đã điều trị chạy thận nhân tạo trên 10 năm, cao nhất đã 18 năm”.
 
Nhiều người vẫn thường ví những bệnh nhân chạy thận như những kiếp “tầm gửi”. Vì cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào hóa chất, máy móc khi một tuần phải chạy thận, lọc máu 3 lần. Những chi phí dịch vụ, thuốc men, tiền giường bệnh… đè nặng lên đôi vai. Và nếu như trước đây, người mắc bệnh suy thận chủ yếu là người già trung bình trên 60 tuổi thì những năm trở lại đây, suy thận giai đoạn cuối cũng gặp nhiều ở người trẻ. 
 
Chúng tôi tìm gặp Đặng Thị Xiêm (sinh năm 1994, quê ở huyện Ba Bể, Bắc Kạn), hiện đang tá túc ở “xóm chạy thận” ngõ nhỏ 121, Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Xiêm tâm sự: “Hai năm trước, em lấy chồng và vui sướng khi có bầu. Quá trình mang thai, em thấy mệt mỏi, đi tiểu ra máu, ngứa phát ban, nên đi khám thì các bác sĩ cho biết mình mắc bệnh suy thận. Kết luận của các bác sĩ như tiếng sét ngang tai, cuộc sống như đổ sụp trước mắt. Sau đó, em phải bỏ thai, sống xa nhà để chạy thận thường xuyên ở bệnh viện Bạch Mai”.
Cũng như nhiều trường hợp khác, khi khoẻ mạnh Xiêm không tham gia BHYT. Tuy nhiên, chỉ 1 năm chạy thận, nhà có bao nhiêu tài sản cũng ra đi theo cơn bệnh. Những người cùng cảnh ngộ chia sẻ, Xiêm đã tham gia BHYT để có thể chữa trị bệnh lâu dài. “Khi còn trẻ, khoẻ em đã nghe nhiều về chính sách BHYT, nhưng vẫn nghĩ đó là một điều gì đó xa xôi, không cần thiết với mình. Nhưng giờ đây, tấm thẻ BHYT đã trở thành người bạn thân thiết, cứu cánh với em, cho em niềm tin, niềm hi vọng để chống chọi với căn bệnh này”, Xiêm tâm sự.
 
Tại “xóm chạy thận” này, cũng có nhiều cảnh ngộ như anh Thành, chị Xiêm, từng táng gia, bạn sản vì bệnh suy thận, phải lọc máu nhưng không tham gia BHYT, như trường hợp của anh Nguyễn Như Tuấn (sinh năm 1994, quê huyện Lương Sơn, Hòa Bình), với 7 năm chạy thận… Tất cả họ, đều có thể duy trì cuộc sống tới hôm nay cũng nhờ vào tấm thẻ BHYT. 
 
Tiếp xúc với nhiều mảnh đời thiếu may mắn, mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo, chúng tôi càng thêm thấm thía giá trị của sức khỏe và sự sẻ chia. Tấm thẻ BHYT nhỏ bé, từ lâu đã trở thành những người bạn đồng hành cùng những người bệnh chiến đấu, chống chọi với bệnh tật. Và tấm thẻ đó được nhiều người bệnh thân thương đặt cho cái tên “tấm thẻ màu xanh hi vọng”.
PHẠM THANH