Nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo

17/12/2019 03:55 PM


Gần 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động nông thôn trong tỉnh. Đã có hàng chục nghìn lượt người lao động phát huy hiệu quả những nghề đã học, có nguồn thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 an sinh xã hội tại địa phương.

Thí sinh dự thi nghề điện công nghiệp tại Hội thi tay nghề tỉnh Ninh Bình năm 2019. Ảnh: Minh Quang

Nho Quan là một huyện thuần nông, do đó vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn thời điểm nông nhàn là vấn đề đặt ra cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Khi Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và Kế hoạch thực hiện Đề án của UBND tỉnh, UBND huyện Nho Quan đã chủ động xây dựng Đề án về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 sát với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, mục tiêu cụ thể mỗi năm bình quân đào tạo nghề cho từ 1.800-1.900 lao động (khoảng 2,2% dân số trong độ tuổi lao động), trong đó, dạy nghề phi nông nghiệp cho 1.200 lao động, dạy nghề nông nghiệp cho 600 lao động.

Để thực hiện được mục tiêu này, huyện Nho Quan đã làm chắc công tác khảo sát nhu cầu học nghề, thị trường lao động, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác học nghề thông qua các hội nghị chuyên đề, hội nghị lồng ghép công tác chuyên môn. Đặc biệt, hàng năm, UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, qua đó cấp phát tờ rơi cho các xã, thị trấn, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền về công tác dạy nghề, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở dạy nghề tuyển sinh, đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp được củng cố về số lượng, nâng cao về chất lượng. Cùng với việc tổ chức các lớp học, huyện cũng tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các sai sót, hạn chế trong quá trình đào tạo… Kết quả, trong 9 năm qua (2010-2019), toàn huyện đã thực hiện được 50 đề án, với 5.259 lao động được đào tạo, với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Phương Thiệu, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan cho biết, để người lao động thực sự gắn bó, phát huy hiệu quả của nghề đã học, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, tạo hướng đi mới trong công tác đào tạo nghề. Cụ thể, thay vì đưa về những nghề mới, phụ thuộc vào thị trường thì huyện tuyên truyền, vận động, tư vấn cho các xã, thị trấn lựa chọn chính những nghề truyền thống của địa phương để đào tạo, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, tay nghề tạo ra các sản phẩm đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng riêng trên thị trường.

Đồng chí Nguyễn Quang Tuyến, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Để các địa phương tích cực, chủ động thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, ngay từ đầu năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương chủ động khảo sát lựa chọn nghề, đưa vào dạy nghề và tạo việc làm. Chỉ đạo các địa phương, các cơ sở dạy nghề tổ chức tốt việc dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm tới các xã bị thu hồi đất nông nghiệp. Các đơn vị được giao nhiệm vụ dạy nghề trên địa bàn tỉnh cũng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm giúp người dân biết và hiểu về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác dạy nghề.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt bổ sung 24 nghề đào tạo, gồm 18 nghề nông nghiệp, 6 nghề phi nông nghiệp, nâng tổng số nghề được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo lên 61 nghề, gồm 26 nghề nông nghiệp và 35 nghề phi nông nghiệp. Các nghề đào tạo thường xuyên được rà soát, cập nhật điều chỉnh để tổ chức xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho lao động nông thôn. Đội ngũ giáo viên dạy nghề không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Theo đó, ngành Lao động đã phối hợp với một số Trường cao đẳng nghề tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề cho giáo viên và người dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đồng thời khuyến khích các nghệ nhân, lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp, làng nghề tham gia vào công tác truyền nghề cho người lao động, thực hiện chi trả tiền lương phù hợp đối với giáo viên và người dạy nghề cho lao động nông thôn. Cùng với đó, UBND tỉnh đã phân bổ hàng chục tỷ đồng (từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách của tỉnh) hỗ trợ lao động nông thôn cho các huyện, thành phố, các hội, đoàn thể cấp tỉnh có cơ sở dạy nghề và cơ sở dạy nghề đặc thù của tỉnh (đơn vị được giao nhiệm vụ dạy nghề)… Với những nỗ lực đó, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh đã triển khai tổ chức dạy nghề cho gần 20 nghìn lượt lao động. Tính riêng 11 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 16.435 lao động; trong đó, đào tạo nghề dài hạn trình độ trung cấp, cao đẳng nghề là 4.542 người; đào tạo trình độ sơ cấp và nghề dưới 3 tháng là 11.893 người. Đặc biệt, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt gần 90%. Trong 11 tháng năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 18.749 người, đạt 96,64% kế hoạch năm.

 

Nguyễn Hùng

(Báo Ninh Bình điện tử)