Sửa đổi, bổ sung một số quy định về BHXH, BHYT, BHTN

09/01/2020 01:41 PM


Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 38/2019/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.

Ảnh minh họa.

Trong đó, bổ sung Điểm d Khoản 2 Điều 1 cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ BHTNLĐ-BNN và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ BHTNLĐ-BNN.

Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khản 1 Điều 2, cơ quan BHXH các cấp, tổ chức thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội được giao tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhân hồ sơ, giải quyết BHTNLĐ-BNN, chế độ BHTN và các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, sử dụng quỹ BHTNLĐ-BNN, quỹ BHTN mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để phản ánh các khoản thu, chi về chi phí quản lý và các quỹ của đơn vị.

Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 4 về nguồn tài chính. Cụ thể, BHXH Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365, được Nhà nước cấp chi phí chi trả bằng 0,65% tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH (trừ khoản chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động, chi đóng BHYT) (quy định cũ 0,78%), trong đó chi cho tổ chức làm đại lý chi trả bình quân bằng 70% tổng số chi phí chi trả, mức chi cụ thể do tổ chức làm đại lý chi trả của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định (quy định cũ 63%).

Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, BHXH Việt Nam có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn thành việc giao dự toán chi phí quản lý cho các đơn vị trực thuộc, các cơ quan, tổ chức thuộc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương.

Quyết định cũng sửa đổi, bổ sung Điểm a và Điểm b Khoản 5 về lập dự toán, phân bổ và giao dự toán thu, chi. Cụ thể, chi phí thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của người tham gia theo hộ gia đình, của học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gồm: Chi đào tạo, tập huấn, thù lao cho đại lý thu; chi tổ chức hội nghị khách hàng). Mức chi tối đa bằng 7,5% số tiền đóng của người tham gia (không bao gồm số thu do ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân hỗ trợ), trong đó, mức chi thù lao cho tổ chức làm đại lý thu BHXH tự nguyện bình quân tối đa bằng 14% số tiền đóng của người tham gia BHXH tự nguyện; mức chi thù lao cho cơ sở giáo dục bình quân tối đa bằng 2,5% số tiền đóng của học sinh, sinh viên; mức chi thù lao đại lý thu BHYT của đối tượng còn lại bình quân tối đa bằng 7% số tiền đóng BHYT của người tham gia.

Mức chi thù lao cho đại lý cụ thể đối với từng nhóm đối tượng tham gia (đối tượng tham gia lần đầu, đối tượng tiếp tục tham gia) và của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định phù hợp với tình hình thực tế của từng tỉnh, thành phố.

Chi phí trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp từ quỹ BHXH, quỹ BHTN bằng 0,65% số tiền chi trả từ các quỹ thành phần: BHTNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất (trừ các khoản chi phí: Phí khám giám định; dưỡng sức, phụ hồi sức khỏe; hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; đóng BHYT) và chi trợ cấp thất nghiệp. Mức chi cụ thể cho tổ chức làm đại lý chi trả của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định…

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2020 , các quy định theo Quyết định được áp dụng từ năm tài chính 2019./.

theo Tạp chí BHXH