“Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế”

11/05/2020 03:45 PM


Là tiêu đề Hội nghị với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì được tổ chức hôm 9/5 theo hình thức truyền hình trực tuyến tại 96 điểm cầu trên toàn quốc và truyền hình trực tiếp. Đây là Hội nghị lần thứ 4, Thủ tướng đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp với mục đích lắng nghe ý kiến của “lực lượng tiên phong trên mặt trận kinh tế” để tháo gỡ rào cản, mở đường cho lực lượng này tiến lên.

 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị với DN nhằm tháo gỡ rào cản, mở đường cho DN tiến lên. Nguồn ảnh: VGP

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã phát huy tinh thần vượt khó, duy trì sản xuất, việc làm cho người lao động

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, Hội nghị với doanh nghiệp (DN) là diễn đàn tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh nền kinh tế như “lò xo nén lại” vì dịch COVID-19 và nay đang chờ bật lên, tái khởi động khi dịch bệnh đã cơ bản được đẩy lùi tại Việt Nam.

Trong thời gian xảy ra dịch COVID, cộng đồng DN Việt Nam đã và đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày báo cáo về tác động của dịch COVID-19, thách thức và thời cơ, cơ hội phát triển kinh doanh và thông báo nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm trật tự an toàn xã hội.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: TTXVN

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Qua khảo sát gần đây cho thấy, các DN Việt Nam đã rất chủ động có các giải pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế. Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…  

Điều đáng mừng là trong giai đoạn rất khó khăn hiện nay, cộng đồng DN đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các DN khác cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức, khó khăn: Khoảng 90% DN được khảo sát sẵn sàng giúp đỡ các DN khác; trên 50% DN thực hiện giãn công nợ cho DN đối tác; gần 50% DN thực hiện giảm giá; gần 40% chia sẻ khách hàng với DN khác; gần 30% DN chia sẻ thị trường; 6% thực hiện cho DN khách hàng vay. Đã có nhiều DN chung vai chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19.

Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển DN và khôi phục nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị như đối với công cuộc phòng chống dịch COVID-19. Thời gian qua, các giải pháp Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như gia hạn nộp thuế, ưu đãi về thuế, tín dụng, hỗ trợ người lao động, giảm chi phí cho DN…  đã được triển khai hiệu quả.

Các ngành chức năng đã tập trung hỗ trợ DN biến khó khăn thành cơ hội thông qua củng cố nội lực, đặc biệt là trong chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ; nâng cao trình độ người lao động; nâng cấp chiến lược kinh doanh, tăng cường liên kết sức mạnh, tạo chuỗi giá trị mới, bền vững; củng cố và mở rộng thị trường; bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ môi trường; nâng cao năng lực chống đỡ trước những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu.  

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, các DN cần nhanh chóng phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gẫy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới. Xây dựng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào bền vững, tự chủ. Xác định các nhóm ngành hàng, nguyên vật liệu đầu vào bị thiếu hụt từ nhập khẩu và DN trong nước có khả năng sản xuất thay thế để định hướng cho DN dịch chuyển cơ cấu sản xuất thay thế nhập khẩu (để chủ động được nguyên vật liệu sản xuất trong chuỗi sản phẩm của các DN trong điều kiện giao thương bị hạn chế, không có nguồn nguyên vật liệu sản xuất tại một số ngành, lĩnh vực như hiện nay).

Trình bày dự thảo Nghị quyết Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm trật tự an toàn xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thời gian tới cần huy động các DN nhà nước có quy mô lớn thực hiện vai trò dẫn dắt, mở đường trong sản xuất ngành, lĩnh vực mới để đáp ứng yêu cầu này; tập trung vào các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp mũi nhọn.

Bên cạnh đó, khuyến khích các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu) tăng cường sản xuất, kết nối với các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các DN FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa.  

Nhiều sáng kiến doanh nghiệp đưa ra để vượt thách thức, đón thời cơ phục hồi nền kinh tế

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trình bày, tổng hợp các kiến nghị, sáng kiến của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả, mức độ tiếp nhận, hấp thụ của doanh nghiệp đối với các giải pháp, chính sách hỗ trợ của Chính phủ, đồng thời đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch VCCI, Chính phủ cần tiếp tục triển khai các chương trình khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa - người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam, bao gồm cả các mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào của sản xuất.  

Nghiên cứu các chính sách tài khóa mạnh hơn như miễn, giảm thuế VAT cho các sản phẩm, dịch vụ cụ thể để giúp DN giảm giá thành sản phẩm. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, gắn kết lưu thông, liên kết các chuỗi cung ứng sản phẩm, hàng hóa: Tăng cường phát huy các sáng kiến kết nối cung cầu trên thị trường trong nước; Tiếp tục triển khai các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, nhằm tạo thuận lợi cho tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Tháo gỡ nút thắt của lĩnh vực bất động sản, khuyến khích, thúc đẩy cho lĩnh vực nhà ở xã hội.

Đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư; khai thác tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới. Xây dựng và triển khai ngay chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam là quốc gia an toàn, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ tất cả các DN, người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam ngay cả trong điều kiện khó khăn nhất.  

Xây dựng lộ trình phù hợp cho người nước ngoài vào du lịch tại Việt Nam. Xây dựng một số đề án xúc tiến du lịch, thương mại, đầu tư gọn nhẹ, lên kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát thành công tại các quốc gia trên thế giới.  

Xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, các thương hiệu ngành hàng, sản phẩm được lựa chọn và xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam trên thị trường quốc tế; sớm có cơ hội tiếp cận đến khách hàng, người tiêu dùng quốc tế thông qua các kênh thương mại điện tử, các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao, văn hóa ở nước ngoài sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.  

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin thông qua nhiều hình thức, đặc biệt là hình thức online về cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia, đặc biệt là cho DN vừa và nhỏ. Để khai thác tối đa các FTA đã được ký kết và có hiệu lực, cần có sự vào cuộc đồng thời của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng DN trong việc quảng bá, làm rõ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để kịp thời nắm bắt các lợi thế mang lại. 

Chính phủ tạo điều kiện tốt nhất nhằm tháo gỡ khó khăn để DN phát triển

Sau khi lắng nghe 23 lượt ý kiến phát biểu của các hiệp hội, doanh nghiệp, doanh nhân, các bộ, cơ quan; 81 kiến nghị trực tiếp của 4 hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, 9 hiệp hội doanh nghiệp trong nước và 437 kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 180 kiến nghị đã gửi đến VCCI, kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu nhận định chung là các đại biểu trong nước và quốc tế đều đánh giá cao công tác chỉ đạo chống dịch COVID-19 thành công ở Việt Nam.

Đây là một điểm sáng, Việt Nam đã đi trước nhiều nước, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, trong kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh. Đồng thời, xác lập một trạng thái bình thường mới để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh bình thường. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng ý đưa các chuyên gia, các nhà quản lý người nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác cùng phát triển kinh tế đất nước.

Toàn cảnh Hội nghị, nguồn ảnh: TTXVN

Khẳng định vị trí của doanh nghiệp là lực lượng chủ chốt trên mặt trận kinh tế, từ đóng góp tăng trưởng đến giải quyết việc làm, thu ngân sách, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, Thủ tướng nêu ra 3 yêu cầu đối với doanh nghiệp. Một là các doanh nghiệp không được trông chờ, ỷ lại trong phát triển. Thứ hai, doanh nghiệp phải được tái cơ cấu, nâng cao trình độ quản trị để phát triển bền vững. Thứ ba, các cấp, các ngành, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất.

Tại Hội nghị, Thủ tướng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Các bộ, cơ quan, đặc biệt là các địa phương cần có chương trình hành động cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển, nhất là cải thiện tình hình kiểm soát, tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục. Đặc biệt quan tâm đến doanh nghiệp và người lao động yếu thế, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quan tâm xử lý kiến nghị của doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn, không được đổ qua, đổ lại làm mất thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp cũng như với các cơ quan Nhà nước, Thủ tướng cho rằng, cần phải giữ 3 thứ: Lao động; thị trường và phát triển thị trường; danh dự, bản lĩnh doanh nhân Việt Nam đổi mới, trung thực và quyết tâm phát triển. Trên tinh thần đó, phải cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Một số vấn đề lớn mà các cơ quan Nhà nước phải quan tâm xử lý, đó là tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp cả về chính sách, chia sẻ cùng doanh nghiệp. Nâng cao đạo đức công vụ, tạo mọi thuận lợi phát triển, chủ động tìm nguồn lực cho phát triển, nhất là hạ tầng. Các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm lớn, các địa phương có liên quan, các sân bay, bến cảng… phải phát triển nhanh, nhất là phát triển dịch vụ logistics để giảm chi phí cho doanh nghiệp vì không có hạ tầng thì khó phát triển. Các hiệp hội đóng vai trò tập hợp thông tin, đặc biệt là những thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiến bộ về quản lý để áp dụng nhanh vào các doanh nghiệp thuộc hiệp hội mình.

 “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, Thủ tướng nhấn mạnh, cần đoàn kết, cùng quyết tâm, lập thành tích, hoàn thành nhiệm vụ cao nhất trong năm 2020 và các năm tiếp theo, đóng góp vào phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

PV (nguồn BHXH Việt Nam)