Chế độ TNLĐ - BNN

18/08/2011 02:16 PM


I- ĐIỀU KIỆN HƯỞNG:
1/ Thế nào là tai nạn lao động (TNLĐ):
-  Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
-  Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));
-  Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);
-  Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.
2/ Thế nào là bệnh nghề nghiệp (BNN):
-  Bị bệnh thuộc Danh mục BNN khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
-  Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
3/ Điều kiện hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN
a/ Trợ cấp một lần:                                                     
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
b/ Trợ cấp hàng tháng: 
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. 
c/ Trợ cấp phục vụ:
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù 2 mắt hoặc cụt, liệt 2 chi hoặc bị bệnh tâm thần.
II- QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:
1/ Giám định mức suy giảm khả năng lao động:
- Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;
- Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.
Giám định tổng hợp khi:
- Vừa bị TNLĐ, vừa bị BNN hoặc
- Bị TNLĐ nhiều lần hoặc
- Bị nhiều BNN.
2/ Thời điểm hưởng trợ cấp:
- Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động bênh nghề nghiệp hàng tháng đối với người lao động điều trị nội trú được tính từ tháng người lao động điều trị xong ra viện.
Chú ý: Trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sau đó không xác định được thời điểm điều trị xong, ra viện (trong giấy ra viện còn có chỉ định hẹn khám lại; tháo bột; tháo nẹp; tháo vít) thì thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hang tháng được tính từ tháng có kết luậ của Hội đồng giám định y khoa.
- Trường hợp người lao động không điều trị nội trú thì thời điểm hưởng trợ cấp tính từ tháng có kết luận của hội đồng giám định y khoa.
- Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.    
3/ Mức trợ cấp:
a/ Trợ cấp 1 lần: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
            - Tính theo tỷ lệ thương tật:
+ Suy giảm 5%: Hưởng bằng 5 tháng lương tối thiểu chung.
+ Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.
            - Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
b/ Trợ cấp hàng tháng: (tính theo tỷ lệ thương tật và theo số năm đóng BHXH):
- Tính theo tỷ lệ thương tật: 
                 + Suy giảm 31%: Hưởng bằng 30% tháng lương tối thiểu chung.
                 + Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% tháng lương tối thiểu chung.
            - Tính theo số năm đóng BHXH: Tham gia BHXH từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 % tiền lương tiền công đóng BHXH; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% tiền lương tiền công đóng tháng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.
Lưu ý: Người được hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng nghỉ việc được hưởng BHYT do quỹ BHXH đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365.
c/ Trợ cấp phục vụ:
            - Ngoài mức hưởng quy định tại trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương tối thiểu chung.    
d/ Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.
đ/ Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Người lao động bị TNLĐ, BNN mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được trợ giúp phương tiện sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.
4/ Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị TNLĐ, BNN:
 a/ Điều kiện: Nếu sau thời gian điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, BNN mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
b/ Thời gian nghỉ:
      - Nghỉ 10 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ 7 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ 5 ngày/năm nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
c/ Mức hưởng:
- 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
- 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).
Có thể tham khảo tại http://www.baohiemxahoi.gov.vn

  • TIN BÀI LIÊN QUAN