Chiêu cào bằng lương để né tiền bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiểm xã hội

06/09/2011 03:11 PM


Doanh nghiệp thường ra mức lương giữa người có thâm niên và người mới vào làm như nhau.

Hai chị V.T.T.Ng. và N.Đ.N.T làm chung công ty chuyên về dây khóa kéo của một doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư của Đài Loan (KCX Tân Thuận, quận 7, TP.HCM). Trong bảng lương cơ bản mà công ty này đăng ký tại cơ quan quản lý lao động năm 2010, chị Ng. làm việc từ năm 2004 với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Chị T. làm việc từ năm 2005 cũng với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, một công nhân khác mới vào làm năm 2010 đã có mức lương 1,45 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc giữa ba người lệch nhau từ sáu đến bảy năm nhưng mức lương của họ chỉ lệch nhau 50.000 đồng/tháng.

Cào bằng mức lương

Theo tính toán, với thâm niên như vậy lương của chị Ng. và chị T. lẽ ra phải gần 2 triệu đồng/tháng trong khi thực tế họ chỉ nhận mức lương bậc 1 như công nhân mới vào làm. “Đó là điều quá bất công đối với lao động lâu năm” - một vị quản lý lao động tại Ban Quản lý các KCX-KCN TP.HCM (Hepza) bày tỏ. Nguyên nhân của tình trạng cào bằng này, theo ông Hồ Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý lao động Hepza, là vì DN muốn lách đóng BHXH, giảm quỹ lương đến mức thấp nhất để hưởng lợi.

Cụ thể, nếu dựa trên mức lương người lao động thực nhận là 2 triệu đồng/tháng, công ty phải đóng tổng quỹ bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 hiểm trên 400.000 đồng/tháng (22%). Còn với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng đăng ký với Hepza, công ty chỉ đóng 330.000 đồng/tháng. Ngoài ra, với cách đánh đồng mức lương như vậy, số tiền tăng ca mà DN phải trả cho công nhân sẽ ít đi. Thu nhập tăng ca được tính theo mức lương nhân với thời gian tăng ca, nếu mức lương thấp thì thu nhập từ giờ làm thêm của công nhân sẽ rất thấp. “Đây là cách phổ biến nhất để qua mặt người lao động” - ông Lâm chỉ rõ.

Theo ông Lâm, việc các DN không minh bạch mức lương cơ bản để người lao động biết mức lương thực tế họ đang hưởng là bao nhiêu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ tranh chấp lao động phổ biến gần đây. Bởi có nhiều người làm sáu, bảy năm nhưng khi nhận lương về đối chiếu mới tá hỏa khi mức lương của mình cũng chỉ bằng người mới vào làm!

Hepza và BHXH vào cuộc

Ông Lâm cho hay Hepza đã nhận thấy những bất cập trên và hai lần có văn bản kiến nghị gửi Bộ LĐ-TB&XH xử lý DN đăng ký thang, bảng lương nhưng vẫn chưa có hồi âm. “Thời gian này, Thanh tra lao động Hepza tăng cường thanh tra, kiểm tra nhưng rồi chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở chứ chưa có cách xử lý vì Nghị định 47 năm 2010 (xử phạt vi phạm quy định về tiền lương, tiền thưởng) chưa đề cập đến. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp thang, bảng lương của các DN đã đăng ký tại Hepza cho BHXH TP, trên cơ sở này BHXH sẽ tính toán lại thời gian làm việc, bậc lương để thu đúng, thu đủ, chừng đó người lao động mới không bị thiệt thòi” - ông Lâm nói.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động-Tiền lương, Tiền công (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM), nhìn nhận hơn ai hết người lao động phải là người giám sát tại chỗ về mức thu nhập, mức lương, tiền công, giờ làm thêm của họ. Nếu phát hiện mức lương và các chế độ liên quan đến quyền lợi của mình bị thiệt thòi, người lao động có quyền kiến nghị với tổ chức công đoàn nơi họ làm việc để thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh lại cho hợp lý.

Ngoài ra, người lao động có quyền kiến nghị cơ quan thanh tra lao động vào cuộc để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định về thang, bảng lương.

Ông Đỗ Quang Khánh, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, cho hay: “Trong tháng 9, chúng tôi sẽ phối hợp với Hepza để yêu cầu DN đóng đúng, đóng đủ BHXH để đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 quyền lợi cho người lao động”. Theo ông Khánh, cơ quan thanh tra cũng cần yêu cầu DN đóng BHXH bổ sung để người lao động không bị thiệt thòi. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu tâm là mức xử phạt theo Nghị định 86/CP năm 2010 về vi phạm BHXH tối đa chỉ có 30 triệu đồng là quá nhẹ.

Theo  Pháp luật TP.HCM