Đấu thầu thuốc: tốt nhất là tập trung

22/08/2013 05:43 PM


TT - Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - khẳng định như vậy tại hội thảo chuyên đề lấy ý kiến về đấu thầu mua thuốc cho các cơ sở y tế để hoàn thiện dự án Luật đấu thầu (sửa đổi).

Hội thảo do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp tổ chức sáng 19-8 tại TP.HCM.
Để giá thuốc không còn lộn xộn
"Ở một số nước, người ta đặt ra các hàng rào kỹ thuật và nói thẳng với những thuốc số đăng ký như thế này trong nước tôi đã có rồi, anh muốn nhập khẩu vào xin chờ nhé. Khi nào họ rút đi thì mới được nhập. Còn chúng ta dù thuốc trong nước đã sản xuất nhiều rồi nhưng vẫn cứ cho thuốc nước ngoài nhập quá trời"
Phạm Khánh Phong Lan (đại biểu Quốc hội, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM)
Trình bày những nội dung quy định về đấu thầu mua thuốc trong dự thảo, ông Lê Văn Tăng, cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu Bộ Kế hoạch - đầu tư, nói lần đầu tiên trong dự thảo sửa đổi Luật đấu thầu có hẳn một mục riêng (mục 3 chương 4) về mua thuốc trong các cơ sở y tế. Trong đó có quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện và đàm phán giá. Đàm phán giá là hình thức mới hoàn toàn chỉ áp dụng trong ngành dược.
Ông Tăng cho biết dự thảo sửa đổi Luật đấu thầu có quy định việc mua thuốc tập trung được thực hiện ở ba cấp: trung ương, khu vực và địa phương. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành danh mục thuốc phải tổ chức mua sắm tập trung. Theo ông Tăng, sắp tới các loại hàng hóa cũng sẽ mua sắm tập trung nhưng "thuốc sẽ đi tiên phong".
"Một số nước như Na Uy, Đức... đều đã thực hiện đấu thầu mua thuốc tập trung, thậm chí họ còn mua tập trung cho cả quốc gia. Và thuốc sử dụng hằng ngày, hằng tuần ở bệnh viện sẽ có đường dẫn qua mạng báo về trung tâm số lượng thuốc đã sử dụng hết bao nhiêu, còn bao nhiêu thì lập tức ngày hôm sau nhập thuốc vào ngay" - ông Tăng nói.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng khẳng định người bệnh mong điều trị hết bệnh và được mua thuốc đúng giá trị thực tại VN. Dư luận vừa qua cũng nói nhiều về giá thuốc còn lộn xộn. Tại TP.HCM, hai bệnh viện cách nhau vài trăm mét nhưng giá thuốc chênh lệch nhau hơn 20% là không thể chấp nhận được. Ông Bỉnh bộc bạch: "Đó là thực tiễn rất đau lòng. Cả UBND TP và Sở Y tế đều thấy đấu thầu tập trung là phương án tốt nhất. Dĩ nhiên khi chính sách mới thực hiện sẽ có những vướng mắc, không phù hợp. Cái quan trọng là chúng ta nhìn nhận nó để tìm cách giải quyết".
Ưu tiên thuốc nội
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan - đại biểu Quốc hội, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thời gian qua đấu thầu thuốc được áp dụng theo Luật đấu thầu (xây dựng) đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp vì thuốc có nhiều đặc điểm khác biệt với hàng hóa xây dựng. Điều này dẫn đến hậu quả trong một số trường hợp là thiếu thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị; tốn kém chi phí hành chính, lưu trữ hồ sơ, nhất là khi các bệnh viện đấu thầu riêng lẻ; mất quá nhiều thời gian và công sức, ảnh hưởng đến công tác chuyên môn; dễ phát sinh sai sót và tiêu cực...
Bà Phong Lan ủng hộ hình thức đấu thầu tập trung nhưng bà băn khoăn nếu chỉ có một mặt hàng trúng thầu sẽ không đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 yêu cầu và chất lượng điều trị cũng như nguy cơ không bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm cung ứng thầu. Khi đấu thầu tập trung trên số lượng lớn, các đơn vị sẽ loại bỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô thầu và các yêu cầu tài chính bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 đảm dự thầu và thực hiện hợp đồng thầu. Đây là vấn đề cần xem xét vì thị trường hiện nay có hàng ngàn công ty dược với vài chục ngàn mặt hàng thuốc thì phải giải quyết thế nào? Bà Lan cũng đề nghị thay vì dự thảo quy định ưu tiên doanh nghiệp dược vừa và nhỏ thì nên ưu tiên thuốc sản xuất trong nước theo chủ trương của Bộ Chính trị "Người VN ưu tiên dùng hàng VN".
Kết thúc hội thảo, ông Lê Văn Tăng tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, đồng thời khẳng định nếu luật ra đời mà thực hiện tốt là giúp cho người dân có điều kiện khám chữa bệnh tốt và giúp cho ngành dược VN phát triển. Theo ông Tăng, trong trường hợp thuốc trong nước sản xuất đã đáp ứng được thì không đấu thầu quốc tế. Ông Tăng cũng đặt vấn đề: "Quan trọng nhất ở đây là Bộ Y tế, không phải thuốc nào cũng cho nhập cả. Tại sao trong nước sản xuất được lại phải cho nhập? Ngành dược cũng phải lên tiếng chứ, trong nước sản xuất được thì không cho nhập nữa". Ông Tăng nói đến đây thì cả hội trường đều xôn xao. Có doanh nghiệp nói nhỏ: "Có nói rồi nhưng Bộ Y tế có nghe đâu".
 
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ báo cáo
Ngày 19-8, chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính cho biết đã yêu cầu lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ kiểm tra, báo cáo ngay về Bộ Y tế thông tin bất thường trong gói đấu thầu thuốc năm 2013 vào bệnh viện này (Tuổi Trẻ 19-8). Theo thanh tra Bộ Y tế, đã có gần 30 tỉnh thành hoàn tất đấu thầu theo quy chế mới (tương tự Bệnh viện Đa khoa T.Ư Cần Thơ), điểm mới là trị giá gói thầu đều giảm so với năm 2012 từ 20-50%, nhưng lại xuất hiện một số chiêu thức mới để đẩy giá thuốc như đưa thuốc hàm lượng lạ, giá cao vào danh mục trúng thầu.
* Cũng theo ông Đặng Văn Chính, thanh tra Bộ Y tế vừa làm việc với thanh tra Sở Y tế Hà Nội, để yêu cầu thanh tra Sở Y tế Hà Nội mở rộng kiểm tra các hoạt động có đơn thư khiếu nại có sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội). Theo ông Chính, ngoài vụ việc nhân bản xét nghiệm đang được PC46 Công an Hà Nội điều tra, thanh tra Bộ Y tế yêu cầu thanh tra Sở Y tế Hà Nội thanh tra hoạt động liên doanh đặt máy xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, chia hoa hồng cho người có trách nhiệm trong bệnh viện, cho thuê đặt nhà thuốc tư nhân tại bệnh viện (chỉ 1 triệu đồng/tháng, bằng 1/3 so với giá cho thuê căngtin bệnh viện...).
L.ANH
2-3 tháng nữa sẽ có kết quả đấu thầu thuốc tập trung
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tấn Bỉnh, giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong cuộc họp với giám đốc các bệnh viện trên địa bàn TP chiều 19-8. Tại cuộc họp, ông Bỉnh cho biết trong thời gian chờ kết quả đấu thầu tập trung, phương án để giải quyết thuốc cho các bệnh viện được Bảo hiểm xã hội VN và UBND TP chỉ đạo là áp dụng kết quả thầu của các bệnh viện trung ương trên địa bàn TP, cụ thể là Bệnh viện Chợ Rẫy. Nếu thuốc nào không có trong danh mục của Bệnh viện Chợ Rẫy thì có thể áp thầu của một số bệnh viện trung ương hoặc các tỉnh khác. Nếu thuốc nào vẫn không có trong danh mục của tất cả các bệnh viện thì các bệnh viện TP mạnh dạn đề xuất và thuyết minh rõ ràng với Sở Y tế để có phương án giải quyết.
Về nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong đấu thầu thuốc tập trung, ông Bỉnh cho biết do mới thực hiện lần đầu, lại phải làm khối lượng hồ sơ rất lớn, các bệnh viện cũng trình hồ sơ đấu thầu lâu nên tiến độ có hơi chậm hơn so với dự kiến nhưng khoảng 2-3 tháng tới sẽ có kết quả.
Tại cuộc họp, bà Phạm Khánh Phong Lan, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh cho đến thời điểm này các bệnh viện chưa thiếu thuốc. Tuy nhiên, trong tương lai không phải là không có nguy cơ thiếu nếu không tìm ra giải pháp.
Đại diện các bệnh viện cũng bày tỏ những lo ngại khi các bệnh viện đều áp dụng kết quả thầu của Bệnh viện Chợ Rẫy, các công ty dược sẽ không đủ số lượng thuốc cung cấp cho các bệnh viện hoặc không đồng ý theo kết quả thầu cũ. Ông Bỉnh nói trách nhiệm của Sở Y tế sẽ lựa ra một công ty dược có đầy đủ năng lực để cung cấp đủ thuốc. Các bệnh viện gặp những khó khăn gì cụ thể cứ báo cáo lên sở để có phương án giải quyết.
NGỌC NGA