Cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ

11/05/2020 08:42 AM


Sáng 8/5, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2020.

Báo cáo của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ cho thấy, năm 2019, với những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể NLĐ, công tác ATVSLĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Tình hình TNLĐ năm 2019 giảm ở nhiều chỉ số; TNLĐ chết người giảm 5,8% (60 người), số người bị thương nặng giảm 5,5%; số người chết do TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động giảm 1,93% (giảm 12 người) so với năm 2018- đây là năm thứ 2 liên tiếp TNLĐ chết người trong khu vực có quan hệ lao động giảm. Đặc biệt, TNLĐ chết người khu vực không có quan hệ lao động giảm tới 11,5% (48 người) so với năm 2018.

Bên cạnh đó, điều kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể, khi trong tổng số 867.490 mẫu đo môi trường lao động, chỉ có 57.556 mẫu không đạt tiêu chuẩn (chiếm 6,6% và giảm 1,3% so với năm 2018); tỷ lệ NLĐ có sức khỏe tốt (loại I và II) tăng 1% so với năm 2018. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ được đẩy mạnh, đa dạng các hình thức, tạo sự lan tỏa sâu rộng. Cả nước đã có gần 5 triệu lượt người được huấn luyện ATVSLĐ. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tư vấn cải thiện điều kiện ATVSLĐ cho DN, hộ gia đình được đẩy mạnh...

Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ vẫn còn một số tồn tại. Đơn cử: Số vụ TNLĐ, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Năm 2019, toàn quốc xảy ra 8.150 vụ TNLĐ làm 8.327 người bị nạn, trong đó có 927 người chết; tổng chi phí cho TNLĐ và thiệt hại tài sản khoảng gần 10.500 tỷ đồng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người SDLĐ chưa chú ý thực hiện tốt quy định về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro; NLĐ chưa được huấn luyện ATVSLĐ, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn đầy đủ và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan; công tác tuyên truyền cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế về nguồn lực; chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác ATVSLĐ…

Tại Lễ phát động, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020 có chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ”. Đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành và toàn thể CNLĐ cũng như người dân cần chung tay thực hiện tốt các giải pháp cơ bản như: Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; chủ động và tăng cường các giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong đánh giá, kiểm soát các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ tại nơi làm việc. Đồng thời đẩy mạnh, đổi mới các hoạt động thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình, sáng kiến cải thiện điều kiện lao động để lan tỏa trong cộng đồng.

Ông Nguyễn Đình Khang- Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nhấn mạnh, năm nay, Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân diễn ra trong bối cảnh khá đặc biệt, đó là tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động lớn đến tình hình kinh tế-xã hội của đất nước, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ. Do vậy, theo ông Khang, các cấp Công đoàn và đoàn viên, NLĐ cả nước cần phát huy tinh thần sáng tạo, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như: Triển khai Tháng Công nhân năm 2020 với các chủ đề “Năng suất cao- An toàn Lao động- Thu nhập tốt”; “Duy trì việc làm- An toàn lao động- Thu nhập ổn định” cùng chủ đề Tháng hành động về ATVSLĐ sâu rộng đến đoàn viên, NLĐ.

Đặc biệt, theo ông Khang, các cấp Công đoàn cần tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp vừa đảm bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 an toàn cho đoàn viên, NLĐ tại nơi làm việc, vừa ổn định việc làm, thu nhập, nâng cao năng suất lao động; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tăng tốc khi hết dịch Covid-19; chú trọng chăm lo, bet365 tiếng việt_đặt cược bet365_cách vào bet365 vệ CNLĐ gặp khó khăn do mất việc, giảm việc, ngừng việc, đặc biệt là công nhân nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, công nhân bị ốm đau, bệnh tật… thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực…

Ngay sau Lễ phát động, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đi thăm một số gia đình nạn nhân bị TNLĐ trên địa bàn Hà Nội.

V.Thu

Nguồn: tapchibaohiemxahoi.gov.vn